Từ Fb cá nhân, Luật sự Trần Đình Triển đã tiết lộ ông sẽ đại
diện phía Việt Nam để đối thoại với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức. Mục đích
của ông Triển là để làm rõ một số vấn đề mà ông cho rằng: “nội dung và đòi hỏi
của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHLB Đức là không chuẩn xác” với những lí giải
cụ thể như sau: “Xung quanh việc Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú, Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao CHLB Đức lên tiếng cho rằng phía VN bắt cóc và yêu cầu
trao trả TXT về Đức. Tôi cho rằng đó là ý kiến thiếu thận trọng, vội vàng, chưa
quán triệt nguyên tắc các Công ước quốc tế mà VN và CHLB Đức đã tham gia ký kết,
cụ thể là: – Trước hết phía Đức phải công nhận: TXT đã bị VN khởi tố và ra lệnh
truy nã quốc tế về một trong các tội tham nhũng, rửa tiền; TXT không thuộc diện
để áp dụng giải quyết cư trú chính trị. TXT trốn sang Đức đã 300 ngày và đã nhờ
2 luật sư làm thủ tục xin cư trú. Theo quy định tại điều 32 và điều 33 Bộ luật
về thủ tục xét tỵ nạn của nhà nước Đức , thì Sở Di trú nhận đơn và sau 4 tuần
trả lời kết quả, đơn xin cư trú mặc nhiên bị bác bỏ khi người xin cư trú trong
khi đang xem xét mà rời khỏi nước Đức. Như vậy, TXT chưa được nhà nước Đức cho
phép cư trú; TXT là công dân VN; – VN và Đức đều là thành viên của Tổ chức Cảnh
sát quốc tế ( Interpol ); VN đã ra lệnh truy nã toàn cầu TXT, tổ chức này đã
đưa vào danh sách thì Cảnh sát Đức có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát quốc tế
và Cảnh sát VN thực hiện lệnh truy nã đó; – Công ước quốc tế về chống tham
nhũng ( 2003 ), Đức là thành viên, VN là thành viên tham gia năm 2009. Những điều
khoản trong Công ước này quy định rõ trách nhiệm của các nước thành viên phối hợp
và tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện chống tham nhũng. Như vậy, TXT là tội
phạm tham nhũng thì nhà nước Đức phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho VN xử lý
TXT; – Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (
Công ước Palermo ). VN đã khởi tố vụ án tham nhũng có tổ chức mà TXT là 1 đối
tượng. Căn cứ vào Công ước này, đáng lẽ nhà nước Đức phải giúp đỡ VN điều tra
xem số tiền mà nhóm đối tượng này tham nhũng có được biến tướng qua tiền gửi
ngân hàng, mua bất động sản, đầu tư,… tại Đức để giúp VN xử lý; – Nhóm các nước
G7 ( Đức là thành viên) là tổ chức đầu tiên kiến nghị cần có cam kết chung toàn
cầu về đấu tranh chống rửa tiền. Cơ chế phối hợp đã được thiết lập và triển
khai là “Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế – FATF”. Tháng 5/2007 , VN là
thành viên của nhóm ” Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền”. Như vậy,
nhà nước Đức không thể đứng ngoài cuộc trong vụ TXT khi TXT trốn tại Đức; – Tổ
chức minh bạch quốc tế – TI, trụ sở tại Berlin – Đức, có chi nhánh hơn 100 nước
trên thế giới và có chi nhánh tại Hà Nội ( Hướng tới minh bạch); tiêu chí là hợp
tác, đánh giá, xếp hạng, khuyến cáo,… về chống tham nhũng. Lẽ nào nhà nước Đức
làm ngơ trước cam kết của tổ chức này mà trụ sở chính tại nước Đức hay sao ?; –
Trịnh Xuân Thanh đang là công dân Nước CHXHCN Việt Nam phải chấp hành luật pháp
VN và được pháp luật VN bảo hộ. Như vậy, căn cứ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền,
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị;… thì cá nhân TXT có quyền về
VN đầu thú, không ai có quyền can thiệp vào ý nguyện hợp pháp của TXT”. Ông Triển
cũng thể hiện sự đồng tình với ý kiến của bà Lê Thị Thu Hằng trong lần bình luận
về nội dung phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức: “…Tôi lấy làm tiếc
về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức”. Đó cũng là lời kết luận của
tôi cho bài viết này”.
Đã có những ý kiến khác nhau về động thái được cho là bạo
dạn và chưa có tiền lệ của vị luật sư Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Hà Nội)
này. Bùi Thanh Hiếu, một kẻ được cho là tích cực hơn cả trong việc lợi dụng sự
việc để đánh bóng tên tuổi cũng như chống phá Viêt Nam đã bình luận về điều này
như sau: “Triển và đồng bọn đều hiểu tất cả những biện bạch vụ này chỉ nhằm mục
dích trấn an dư luận Việt Nam, đối phó với dư luận Việt Nam. Chứ Đức người ta
chỉ căn cứ việc xảy ra trên nước họ, quan tâm mẹ gì bọn cộng sản thanh minh”.
Cho đến thời điểm hiện tại, dù được cho là “tức giận” vì nghi ngờ cơ quan An
ninh Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức. Nhưng phía Đức vẫn
chỉ dừng lại 02 động thái: (1). Ra Thông cáo có tính nghi ngờ và (2) Trục xuất
“đại diện tình báo của Việt Nam”. Hai động thái này được cho là cách để phía Đức
bảo toàn danh dự quốc gia trước những tin đồn được đăng tải sau khi Bộ Công an
Việt Nam công bố tín Trịnh Xuân Thành ra đầu thú. Và với một cái thế chưa có gì
rõ ràng và việc phía Đức chưa có một bằng cớ nào về việc Cơ quan An ninh Việt
Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức thì việc đối thoại để làm rõ,
trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau là vô cùng quan trọng! Vây nên, hoan nghênh
Luật sư Trần Đình Triển vì cái sự bạo dạn của ông. Dẫu biết rằng, trong hành đồng
này cũng có mục đích, ý đồ của riêng ông (rất có thể là đánh bóng tên tuổi) và
đáp trả lại việc bị một số thành phần dân chủ bêu rếu mình!
Đăng nhận xét