Từ nhiều năm nay, quyền con người hay nhân quyền là vấn đề luôn nhận được quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt.
Ở
Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được ghi nhận đầu tiên tại Hiến pháp
năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành được độc lập năm
1945. Sau đó, quyền con người, quyền công dân tiếp tục được khẳng định và mở
rộng tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013.
Cùng
với đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách bảo đảm quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tham gia hầu hết các
điều ước quốc tế về quyền con người. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn xác
định con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước, khẳng
định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và
bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo
đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặc
dù luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và nhưng các vấn đề về quyền
con người ở Việt Nam vẫn luôn bị các tổ chức phản động, các cá, nhân tổ chức ở
nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam luôn lợi dụng, chống phá nhằm tạo làn
sóng dư luận không tốt. Phương thức được các sử dụng để lôi kéo nhân dân của
chúng ta tin là đúng và làm theo gây bất ổn dư luận xã hội và thường được biểu
hiện dưới các hình thức sau:
Một
là, đánh tráo khái niệm, đó là phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồng
khuyết điểm, tồn tại của Việt Nam, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi trong
nhân dân và cán bộ, quy chụp nguyên nhân là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản
lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận
điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái kia; bịa đặt,
xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và
Nhà nước, kể cả Bác Hồ.
Những
luận điệu thường được tung ra, truyền bá vào từng thời điểm cụ thể như những
ngày lễ lớn của đất nước, trước và trong các kỳ đại hội của Đảng… đánh vào tâm
lý một bộ phận nhân dân, nhất là những người dân dễ bị kích động, trình độ nhận
thức chưa cao, từ đó gieo rắc hoang mang, nghi ngờ trong lòng dân, tác động
hòng làm đội ngũ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Hai
là, xuyên tạc mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển con người, nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân
dân ta.
Ba
là, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân kích động vấn đề dân tộc thiểu số
và xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên
lĩnh vực tôn giáo, cho rằng Việt Nam có hai chính sách tôn giáo: (1) Chính sách
bảo đảm trên hình thức và “chính sách” không bảo vệ, không bảo đảm quyền của
các dân tộc thiểu số trong thực tế thông qua “cơ chế xin - cho”; (2) Tạo lập
các “tôn giáo quốc doanh”...
Để
đấu tranh với các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù
địch về quyền con người bên cạnh việc nhận diện đúng thông tin đưa ra thì chúng
ta cần có các biện pháp để ngăn chặn sự lan tỏa thông tin, xóa bỏ triệt để thông
tin và cung cấp thông tin đúng sự thật cho nhân dân, đó là:
-
Mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phải luôn nâng cao tinh
thần học tập chính trị, giữ vững lập trường, tư tưởng; nâng cao nhận thức trong
về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, cần nhận diện chính xác và tuyên truyền đến
mọi cán bộ, đảng viên, và tầng lớp Nhân dân về những đối tượng, nhóm đối tượng,
thủ đoạn, phương thức và những luận điệu xuyên tạc mà chúng sử dụng nhằm ra sức
chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta hiện nay. Tăng cường hoạt động quản lý,
kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật,
ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả.
-
Luôn luôn cảnh giác trước các thông tin từ những nguồn không chính thống, đặc
biệt là các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội. Tuyệt đối không chia sẻ
những thông tin từ nguồn không chính thống, chưa được kiểm chứng.
Như
vậy, có thể thấy, việc đấu tranh, phản bác những luận điểm xuyên tạc, không
đúng về quyền con người là một quá trình dài, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước
ta mà nguồn lực lượng chính là đảng viên, nhân dân. Qua từng thời kỳ cùng với
sự phát triển của xã hội đã phát triển nhiều hình thức tinh vi xuyên tạc của
các thế lực thù địch về quyền con người nhằm vào chính quyền ta. Các thế lực
thù địch không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào khi có thể để chống phá chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Do
đó để bảo vệ quyền con người mà nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã cùng đấu
tranh, gìn giữ, bảo vệ và phát triển mỗi đảng viên cần nêu cao hơn nữa tinh
thần yêu nước, đề cao tinh thần cảnh giác và luôn giữ vững niềm tin vào Đảng và
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước./.
Đăng nhận xét