Vụ việc bạo loạn đâm dao tại một lớp học khiêu vũ ở Southport hôm 29/7/2024, khiến 3 trẻ em thiệt mạng và hơn 10 người bị thương dã dẫn đến hơn 100 cuộc biểu tình tại nhiều đô thị ở nước Anh, những kẻ quá khích đã ném gạch đá, pháo sáng vào cảnh sát, phóng hỏa ô tô, tấn công nhà thờ Hồi giáo và các khách sạn là nơi trú ẩn của người xin tị nạn và đã có thiệt hại về người, trong đó có cả trẻ em.



Theo thông tin của cơ quan chức năng ở Anh thì các vụ biểu tình bùng phát không phải là sự phản đối của dư luận với vụ sát hại mà là hệ quả từ tin đồn thất thiệt về gốc gác của nghi phạm 17 tuổi tên là Rudakubana sinh ra tại Cardiff thuộc Xứ Wales, có bố mẹ là người Rwanda. trong vụ đâm dao (nhưng những thông tin sai lệch đã lan truyền trên mạng trước đó cho rằng nghi phạm là người xin tị nạn đến Anh bằng thuyền) trên nhằm kích động sự thù hận trong xã hội liên quan đến tôn giáo và sắc tộc. Chỉ trong vòng vài giờ sau vụ tấn công, mạng xã hội tràn ngập tin sai sự thật về nghi phạm, cho rằng kẻ tấn công là người Hồi giáo, đến Anh bất hợp pháp bằng thuyền vào năm 2023 và nằm trong danh sách theo dõi khủng bố của cơ quan tình báo Anh...

Ngay lập tức, trong xã hội bùng lên làn sóng bài nhập cư và phản đối Hồi giáo. Biểu tình bạo lực nhanh chóng lan rộng sang nhiều thành phố lớn, kéo theo hậu quả nghiêm trọng. Tình hình căng thẳng đến mức cảnh sát Anh buộc phải phá lệ khi công bố danh tính nghi phạm dù Rudakubana là người chưa thành niên, khẳng định Rudakubana sinh ra tại vùng Cardiff của Anh và sống gần thị trấn Southport. Cảnh sát cũng nhấn mạnh đây không phải một âm mưu tấn công khủng bố. Tuy nhiên, dù giới chức Anh đã nhanh chóng phủ nhận các thông tin sai lệch trên mạng, nỗ lực đó vẫn không thể dập tắt làn sóng bạo loạn.

Mặc dù cơ quan chức năng đã ra sức tuyên truyền, giải thích nhưng nhiều đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để kích động bạo lực, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống người nhập cư, tấn công nhà thờ Hồi giáo và nơi ở của những người xin tị nạn đến từ châu Phi và Trung Ðông. Trong khi tờ rơi về thời gian, địa điểm tổ chức biểu tình được phát tán tràn lan trên Facebook, video bạo lực xuất hiện trên TikTok, thì các ứng dụng WhatsApp và Telegram đã được sử dụng để kêu gọi, kích động người dân xuống đường biểu tình…

Qua cuộc bình tình, bạo loạn ở Anh đã gây bất ngờ không chỉ đối với người dân Anh mà đối với cả thế giới. Nó cho thấy hiểm họa ghê gớm của thông tin sai lệch trên mạng xã hội khi những tin giả kích động kỳ thị chủng tộc, tôn giáo dễ dàng qua mặt công chúng và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, bùng phát thành bạo lực trên đường phố, đặc biệt là nó liên quan đến vấn đề dân tộc và tôn giáo.

Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội được hỗ trợ tích cực bởi trí tuệ nhân tạo (AI), tất cả tạo ra nền tảng thuận lợi giúp thông tin sai lệch, tin giả lan truyền ở phạm vi và quy mô lớn, với tốc độ không thể kiểm soát. Những gì trước đây vốn được coi là riêng tư, thuộc phạm vi bí mật đời sống cá nhân như nhân thân, tôn giáo của mỗi người, nay đều bị phơi bày trên mạng xã hội. Điều này đã đặt ra thách thức cho các chính phủ trong việc quản lý các nền tảng kỹ thuật số, cũng như khả năng tự kiểm duyệt của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Tuy nhiên, trước những vấn đề thông tin trên mạng xã hội khi tiếp cận thì mỗi  công dân cần nêu cao trách nhiệm, đạo đức trước khi quyết định đăng tải hay chia sẻ công khai bất cứ thông tin nào và cần tỉnh táo, suy nghĩ kỹ, không để những thông tin xuyên tạc, sai sự thật mà đối tượng xấu cố tình tạo dựng, đăng tải trên mạng xã hội để bị dẫn dắt hoặc hiểu lầm dẫn đến có hành vi bạo lực, gây mất an ninh, trật tự xã hội, bạo loạn, đặc biệt là sau những vụ việc liên quan đến viêc các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những vụ việc (Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014; Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng...) đã đăng tải những thông tin xuyên tạc, kích động người dân trên mạng xã hội đặc biệt là thanh niên và số công nhân lao động trong các khu công nghiệp để xuống đường biểu tình, tuần hành trái pháp luật, đập phá tài sản, trụ sở doanh nghiệp gây mất an ninh, trật tự. Kết quả là những kẻ kích động, xúi giục thì vẫn nhở nhơ ở nước ngoài còn những kẻ vì nhẹ dạ cả tin, bị kích động ở trong nước nghe lời các đối tượng đã bị bắt giữ, xử lý hành chính, hình sự, không ít công nhân bị mất việc sau vụ việc bạo động, đập phá tài sản, máy móc của doanh nghiệp./.

Đăng nhận xét

 
Top