Những năm qua, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những tiện ích to lớn, ứng dụng hữu ích, cùng tốc độ lan truyền nhanh chóng, cùng với sự ra đời của mạng xã hội đã trở thành diễn đàn chia sẻ và phản biện xã hội của người dân trên toàn cầu. Ở Việt Nam, hiện có hơn 72,1 triệu người sử dụng Internet (chiếm 73,2% dân số).



Do đó, trước những tiện ích của Internet, mạng xã hội các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng “mảnh đất màu mỡ” này để chống phá, phát tán các quan điểm sai trái thù địch nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng, vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta

Để thực hiện âm mưu của mình, các thế lực phản động, thù địch thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội (đặc biệt là Facebook, TikTok...) đăng tải các video, clip, các vụ việc có thật về những khuyết điểm của một bộ phận nhỏ lực lượng cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ để kết luận, quy chụp, xuyên tạc cho đó là những việc làm của Ðảng, chính quyền; lấy các bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của cán bộ, đảng viên sau đó cắt ghép, lồng tiếng... tạo ra bản chất khác hoàn toàn với phiên bản gốc, gây cho người xem dễ nhầm lẫn, hiểu sai vấn đề, nhằm mục đích xuyên tạc, phản động, vu khống...

Bên cạnh đó, các đối tượng còn lập ta các kênh truyền hình, truyền thông với các tên và biểu tượng, logo giống các cơ quan truyền thông có lượng khán giả theo dõi đông, cho phát tán các video, clip, các phóng sự, phỏng vấn mà người trả lời phỏng vấn, người biên tập, kịch bản... đều do chúng tạo ra với nội dung phản động, xuyên tạc, kêu gọi, kích động người xem chống đối, gây rối, phá hoại chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận thanh thiếu niên, người dân thiếu hiểu biết, rất dễ ngộ nhận cho rằng đó là các kênh truyền thông chính thống, nên đăng ký theo dõi kênh. Để thu hút người theo dõi, các đối tượng sử dụng các vụ việc “nóng”, được nhiều người quan tâm (vụ việc, một số cá nhân vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ, tha hoá, biến chất, tham nhũng...) để lôi kéo một bộ phận người dân theo dõi các kênh do chúng lập ra, nhờ đó chúng dễ dàng lồng ghép các luận điệu xuyên tạc, phản động làm cho người xem ngộ nhận, dẫn đến nhận thức sai lệch, thiếu khách quan.

Trước âm mưu, luận điệu và phương thức hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng đòi hỏi các cơ quan chức năng: Cần nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc; cảnh báo, khuyến cáo mọi người dùng mạng xã hội đề cao cảnh giác, không tham gia đăng ký, theo dõi các trang/kênh phản động. (2) Người dùng mạng xã hội cần phải trang bị cho mình kiến thức, có hiểu biết nhất định về các đối tượng phản động để có thể lật tẩy những chiêu bài, luận điệu xuyên tạc, phản động thông qua phân tích, đánh giá về chính lý lịch, trình độ học vấn, tác phong... từ đó có thể tuyên truyền, chỉ ra các điểm bất hợp lý trong những thông tin, nhận định, đánh giá mà chúng cung cấp. (3) Mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, đặc biệt là đoàn viên thanh niên phải là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước trên không gian mạng, đồng thời cùng chung sức, chung lòng kiên quyết đấu tranh phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch thông qua việc vận động người thân, bạn bè trước tiên là không theo dõi, chia sẻ các trang werb, block đăng thông tin, sự việc tiêu cực, hành vi phản cảm, các clip cực đoan ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, thái độ. (4) Mọi người cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin chính trị, tình hình an ninh trật tự của đất nước và địa phương để không nghe và mắc mưu của các đối tượng./.

Đăng nhận xét

 
Top