Gần đây, GS. Vũ Tòng Xuân có ý kiến nên bỏ Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền của dân tộc? Giáo sư đưa ra các lý do bỏ tết nào là để phát triển kinh tế, có thời gian làm việc, học tập, tốn kém, lãng phí... Theo tôi thì không? Kiếm tiền là đủ hưởng thụ? học tập, làm việc cả năm cũng phải có thời gian nghỉ ngơ, vui vẻ, hồi sức chứ không nên bắt mọi người làm nữa làm mãi, nó là văn hóa truyền thống của dân tộc, biết bao nhiêu bản sắc văn hóa diễn ra trong ngày Tết chả nhẽ bỏ hết.... Còn ý kiến các bạn thì sao?
Tôi xin trích nguyên văn ý kiến của GS Võ Tòng Xuân nên bỏ Tết Nguyên đán:
Sáng
mùng 2 Tết, bản tin thời sự tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết hàng
trăm ngàn công nhân của những công trình trọng điểm nhà nước vẫn làm việc trong
ngày Tết, và đã nêu thí dụ điển hình công trình Thủy điện Tuyên Quang - nơi
hàng trăm công nhân vẫn làm việc trong những ngày Tết để đạt tiến độ thực hiện
công trình phục vụ nhân dân.
Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của
khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn
nhận đều đều 30 - 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời
ngay để kịp thời hạn, một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường
Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của
Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một
số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay
không. Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung
ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của
các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang "ăn
Tết".
Thực
vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén
tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình
thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết
xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước. Nhớ lại khoảng thời gian
từ 24/12 đến 3/1 dương lịch (DL), trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường
thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán
Tokyo, New York, Luân Đôn... đóng băng, lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với
họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội
nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch (ÂL) thì đương
nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết: DL và ÂL, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ
nghỉ. Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là
có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải
mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội
làm giàu.
Hiện nay ăn Tết Việt Nam theo lịch Trung Quốc với nhiều tập quán cổ truyền, có mấy bất lợi sau đây:
1- Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với
nước ngoài.
2- Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa
tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên
học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành.
4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn
kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng.
5- Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.
Cho đến nay chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam còn hưởng
thụ 3- 4 tuần Tết ÂL và DL gộp lại. Các nước khác ở châu Á đã chuyển ngày nghỉ
Tết theo DL từ lâu. Điển hình nhất là Nhật Bản, quốc gia Á châu giàu nhất thế
giới. Một trong những lý do chính khiến Nhật Bản trở nên giàu có là nhờ sớm
biết giao thương với Âu Mỹ, theo đúng phương pháp và tập quán Âu Mỹ.
Vua
Minh Trị Thiên Hoàng đã biết tranh thủ kỹ thuật của Tây phương, kể cả quyết
định đổi tập quán ăn Tết của Nhật sang ăn Tết theo DL từ năm 1872, 19 năm sau
khi hạm đội Mỹ tiến vào hải cảng Edo (bây giờ là Tokyo) năm 1853. Tập quán ăn
Tết DL bắt đầu từ ngày 31/12 DL đã được các nước Tây phương áp dụng sớm nhất vào
đầu thế kỷ thứ 16 và các thế kỷ tiếp theo (theo Calendopaedia - Bách khoa
chuyên lịch, nước Ý áp dụng năm 1522, Đức 1544, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 1566,
Tô Cách Lan 1600, Anh Quốc 1752, Nga 1918, Nam Tư và Rumani 1919). Còn Việt Nam
chúng ta đến thời đại này vẫn còn nghỉ Tết theo lịch của Trung Hoa để chuốc lấy
những lãng phí đã kể trên đây.
Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc"
của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế
giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết DL và ÂL gộp
lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu. Và dĩ nhiên chúng ta
cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống
nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập
quán ăn Tết ÂL sang các ngày DL, và giảm dần ngày nghỉ Tết ÂL quá lê thê.
Các
thế hệ trước của Việt Nam đã dám bỏ áo dài khăn đóng để mặc áo sơ mi, quần tây
và bộ "complê", thế hệ này đang sử dụng DL trong điều hành năm kế
hoạch tài chính ngân sách, và đã dám từ bỏ pháo nổ thay vào bằng pháo bông, thì
bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21 cũng phải dám thay đổi tập quán ăn Tết ÂL rất tốn
kém và phi kinh tế như hiện nay. Chúng tôi tin tưởng vào sự sáng suốt nhận thức
của mọi người Việt Nam tiến bộ có quyết tâm chiến thắng trong mặt trận hội nhập
kinh tế toàn cầu.
Đăng nhận xét