Ngày 7/10, Cơ quan An ninh điều tra (Công an TP.Hà Nội) đã bắt và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978; hộ khẩu thường trú: phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội; hiện tạm trú phường 10, quận 3, TP.Hồ Chí Minh) về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", được quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự 1999 và "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015.



Nói về Phạm Đoan Trang, Trang sinh năm 1978 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội, từng học Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam và tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương. Sau khi ra trường, Phạm Đoan Trang công tác tại một số tờ báo nổi tiếng như VnExpress, Vietnamnet,… Con đường sự nghiệp bắt đầu dính chàm năm 2009, khi Trang bị bắt giam 9 ngày cùng với Bùi Thanh Hiếu - người Buôn Gió và Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh do dính líu đến kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên được tổ chức khủng bố "Việt Tân" tài trợ.

Một người 9 năm trong nghề nhà báo, rành rẽ về luật mà lại câu kết nhận tiền của tổ chức phản động nhằm chống phá chính quyền, chính vì vậy Phạm Đoan Trang đã bị sa thải khỏi làng báo. Tưởng chừng sau sự cố bị bắt giam 9 ngày, khóc lóc, xin khoan hồng và được trả tự do, Trang sẽ thức tỉnh, thế nhưng thói đời, kết giao với Bùi Thanh Hiếu và đám tay chân "Việt Tân", Đoan Trang ngày càng lún sâu vào bùn lầy. Từ vai bị lừa dẫn đến mất nghề, mất vị trí xã hội, chuyển thành mối thù với báo chí chính thống, Phạm Đoan Trang chọn con đường “làm giặc”, để rồi dần đánh mất những tiềm năng vốn có. Thù hận có thể làm con người mờ mắt và có lẽ chính khuynh hướng này đã khiến Đoan Trang trở nên cực đoan. Và cuối cùng, Phạm Đoan Trang lọt thỏm với hố sâu không lối thoát, khi chọn con đường xuất ngoại năm 2013 để gia nhập vào VOICE (một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố "Việt Tân").

Sau 2 năm lăn lộn, học hỏi kinh nghiệm chống phá từ Mỹ, Âu và các tổ chức phản động lưu vong trở về nước, Phạm Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Phạm Đoan Trang gắn bó với các dự án của "Việt Tân" như hình với bóng, từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do "Việt Tân" vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền,… Ngoài ra, gắn bó chặt chẽ với VOICE do Trịnh Hội cầm đầu và chịu ảnh hưởng của khuynh hướng này, Phạm Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước, các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước…



Tuy nhiên, sau một vài năm tham gia hàng loạt các hoạt động biểu tình, bạo loạn chống đối nhà nước như “đòi trả tự do cho Cấn Thị Thêu”, “xuống đường vì môi trường”, “yêu cây”… Phạm Đoan Trang không thể để lại một dấu ấn nổi bật nào. Nhận thấy không thể gào thét như đám đồng đảng ở “làng dân chủ”, Phạm Đoan Trang đã nhanh nhạy tự điều chỉnh mình từ chỗ ra mặt xuống đường “đấu tranh” thành rút về chỉ “đấu tranh” bằng bút và bàn phím. Ngoài những bài viết trên mạng xã hội mang đầy tính xuyên tạc, công kích, hằn học thì năm 2017, Trang bắt đầu viết sách. Với những “thông tin chính trị” lượm lặt từ vỉa hè cùng với sự tưởng tượng của mình, thậm chí là ăn cắp chất xám của đồng nghiệp cũ, Phạm Đoan Trang đã “sáng tạo” ra một số cuốn sách mà lối viết như kiểu nói lấy được, không cần căn cứ, miễn xuôi tai. Điển hình như cuốn: “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Cẩm nang nuôi tù”… Những ai đọc sách của Phạm Đoan Trang thì đều thấy một điểm chung đó là toát lên một cảm xúc rất tiêu cực, thiên lệch với một cái tâm vẩn đục tràn đầy sự căm thù chế độ, hướng người đọc những cuộc biểu tình, bạo động và lật đổ đầy máu. Thế nhưng, những ngôn từ chính trị đen tối kèm theo những ẩn ức cá nhân đó lại là thứ chất hướng thần dùng để hà hơi, bơm, kích cho những kẻ vĩ cuồng hữu dũng vô mưu trong làng “dân chủ”.

Phạm Đoan Trang viết, phát tán các cuốn sách trên có nhiều mục đích, trước tiên việc xuất bản sẽ có được một khoản tiền kể cả khi không bán được sách (tổ chức phản động lưu vong lo khoản này); Hai là, tiếp theo “Chính trị bình dân” thì “Cẩm nang nuôi tù” sẽ giúp tên tuổi của Phạm Đoan Trang tiếp tục được khẳng định trong làng “đấu tranh dân chủ, nhân quyền”; Ba là, đối tượng mà Trang hướng đến là thân nhân, là gia đình của những “tù nhân chính trị”. Thông qua “Cẩm nang nuôi tù”, Phạm Đoan Trang xuyên tạc sự thật, gieo rắc, kích động thân nhân số đối tượng mang danh “nhà dân chủ” bất mãn, từng bước hướng họ theo con đường chống đối như chính các “nhà dân chủ” đã phạm phải. Qua đó, Phạm Đoan Trang muốn lôi kéo càng nhiều người tham gia hoạt động chống đối, từng bước tạo, tập hợp lực lượng.



Chính vì vậy, từ tháng 8/2018 đến nay, Phạm Đoan Trang huy động đám tay chân của VOICE ở trong nước thành lập trang fanpage “Nhà xuất bản tự do” nhằm xuất bản các đầu sách “nâng cao dân trí” cho giới dân chủ Việt. Với sự tài trợ của VOICE, Phạm Đoan Trang cùng đám đàn em trong nhóm “Green Trees” gồm Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Trường Thịnh, Trần Vũ Anh Bình, Hoàng Thành Nhân, Đặng Vũ Lượng, Nguyễn Đình Hà tổ chức in lậu hàng ngàn cuốn sách. Thủ đoạn phát tán sách bẩn của Phạm Đoan Trang là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán (chủ yếu qua không gian mạng). Các đối tượng như Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu… trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho Trang. Đó cũng là lý do khi khám xét nơi ở của Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư lực lượng chức năng phát hiện tại nhà anh bán cua lại có hàng loạt cuốn sách lậu này.

Mặc dù, luôn miệng lu loa rằng viết sách để đấu tranh “dân chủ” thế nhưng hàng tháng ngoài tiền từ các tổ chức lưu vong rót về, Phạm Đoan Trang vẫn đều đều bỏ túi tiền bán sách. Cái khôn ngoan của Trang thể hiện ở chỗ không bao giờ tự mình bán sách mà nhường việc tầm thường ấy cho đồng đảng. Bằng cái tài ăn nói và sự ranh mãnh vốn có, Phạm Đoan Trang đã biến những “đồng nghiệp” thành những “con chiên ngoan đạo” đi bán sách cho mình. Thậm chí, ngay cả Đặng Hữu Nam – người đứng đầu Giáo phận Vinh một thời mà vẫn cun cút đi bán sách kiếm tiền cho Trang. Thật không hổ danh là Nữ chúa trong “Làng dân chủ”.

Ở cái tuổi đã trên 40, không chồng, không con, xa rời gia đình trí thức, cộng đồng xã hội, đồng nghiệp, đánh rơi giá trị và trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, lại được đào tạo bài bản từ các nôi chuyên đạo diễn cách mạng đường phố như Hoa Kỳ, lại có trình độ viết lách tốt, Phạm Đoan Trang trở thành kẻ gây nguy hiểm cho xã hội, lôi kéo những con người chân chính trở thành những kẻ đấu tranh chống phá và lao vào vòng lao lý. Vậy mới thấy, việc lựa chọn sai đường và ảo tưởng bản thân đã biến Phạm Đoan Trang nhận cái kết đắng như hiện nay./.

 St

 

Đăng nhận xét

 
Top