Những thông tin về miền Trung vẫn tiếp tục nóng lên từng ngày, trong đó, nhiều tổ chức và cá nhân uy tín đang nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng để kịp thời cứu trợ đồng bào miền Trung...
Bên
cạnh lương thực, thực phẩm khô và áo quần thì những trang phục bảo hộ như áo
phao, phao cứu sinh cũng được các tổ chức từ thiện tích cực mua để chuyển vào
cho đồng bào vùng lũ.
Khi
nước dâng lên khiến nhiều vùng bị ngập lụt nặng, thậm chí bị cô lập, tình trạng
đuối nước diễn ra phổ biến hơn.
Chỉ
ít ngày trước (ngày 17/10), một cháu bé 3 tuổi ở Hòa Vang, Đà Nẵng đã không may
bị đuối nước và tử vong. Trước đó, hàng triệu người cũng đã không thể cầm nước
mắt, đau xé lòng, xót xa cảnh người chồng gào khóc bất lực nhìn vợ chìm dần
dưới dòng nước lũ khi đang trên đường đến bệnh viện sinh con…
Chính
bởi vậy, việc sắm sửa áo phao cho bà con là rất cần thiết, tăng khả năng sống
sót và giảm thiểu những trường hợp tử vong do đuối nước đáng tiếc như vừa qua.
Tuy
nhiên, không rõ có phải nhu cầu quá cao khiến nguồn cung không đủ (hoàn toàn
mang tính chất quy luật tự nhiên của thị trường) hay vì lý do gì mà ít ngày gần
đây, mặt hàng này trở nên “sốt giá” và khan hàng.
Một
số cửa hàng chuyên bán đồ bảo hộ ở Hà Nội mới đây thông tin trên Dân Trí cho
biết toàn bộ số áo phao cứu sinh ở cửa hàng đã hết sạch. Nếu khách muốn mua
phải chờ 1 - 2 ngày nữa mới có hàng. Không những thế, giá áo phao sẽ tăng
khoảng 5.000 - 10.000 đồng/chiếc so với mọi khi.
“Ngay
cả như chúng tôi giờ còn không nhập được hàng, khách muốn mua đều phải chuyển
khoản và tự đến lấy đồ vì tiệm hiện rất bận”, theo lời một chủ tiệm.
Việc
cầu vượt quá cung dẫn đến giá hàng hóa tăng cao là điều bình thường. Tôi cũng
hy vọng sự việc này chỉ đơn thuần là như vậy. Tuy nhiên, về phía các nhóm từ
thiện, họ bày tỏ nghi vấn có dấu hiệu “găm hàng trục lợi” ở đây.
Chị
N.Y, thành viên ở một nhóm từ thiện không khỏi bức xúc chia sẻ rằng: “Điều tôi
buồn nhất lúc này là nhiều gian thương nhân cơ hội tăng giá áo phao. Ban đầu, áo
chỉ có 50.000 - 60.000 đồng/chiếc tùy loại, mà hiện tăng lên gấp đôi. Đây là
việc làm quá thất đức khi lợi dụng lúc đồng bào đang lúc khó khăn để trục lợi”.
Đành
rằng khi đã chấp nhận vận động theo kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp
nhận những quy luật về giá. Thế nhưng, với những doanh nhân, dù ở là ở thời đại
nào, ở thị trường nào thì vấn đề “đạo đức” vẫn vô cùng quan trọng, đó là “trách
nhiệm xã hội”, sự trả ơn của thương nhân với xã hội - những người mang lại lợi
nhuận cho thương nhân.
Nhà
kinh tế Marshall có câu nói nổi tiếng được người đời truyền tụng: “(Con người
lý tưởng) phải có cái đầu mát lạnh và trái tim nồng ấm. Cái đầu mát lạnh để
khách quan, khoa học, tăng hiệu suất; nhưng đồng thời phải có trái tim nồng ấm
để cảm thông với khó khăn của người khác, luôn có tinh thần vì cộng đồng, vì
người khác.”
Một
chiếc áo phao lúc này không đơn thuần chỉ là một đơn vị hàng hoá, mà còn gánh
cả tính mạng con người trong đó. Hơn thế, khi chiếc áo phao đó được mua với ý
nghĩa quyên góp, từ thiện, nó còn mang cả cái “tình” và tính “người” trong đó.
Nếu
vì lợi nhuận mà đẩy giá quá cao so với giá thành giữa lúc ngặt nghèo này, vậy
những người buôn bán có xứng với sứ mệnh của “thương nhân”, “doanh nhân” tạo ra
giá trị cho xã hội?
Mà
đâu chỉ là chuyện những chiếc áo phao, cách đây vài ngày, ca sĩ Thuỷ Tiên - một
nghệ sĩ đang rất tích cực trong công tác từ thiện, đến tận từng nhà để trao hỗ
trợ cho từng hoàn cảnh, vậy mà cũng đã phải đau đầu, ngao ngán với tình cảnh
“trục lợi tiền từ thiện”. Cô đã rất cứng rắn để đòi lại số 3 triệu đồng mà một
đối tượng nhẫn tâm “ăn chặn” trên số tiền 8 triệu đồng mà cô thay mặt cộng đồng
trao cho hai ông bà cụ ở vùng lũ.
Đến
đây, chỉ xin nêu số liệu: Đến ngày 19/10, mưa lũ, sạt lở đã khiến 90 người bị
tử nạn, 34 người mất tích, chưa kể hàng trăm, hàng nghìn hecta lúa và hoa màu
bị ngập, hư hại, hạt giống hư hỏng, giá súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi… Đau
thương lắm, thưa các vị.
Rất
cảm động và ấm áp vì trong lúc khó khăn, hoạn nạn, cả nước đã cùng chung tay
góp từng manh áo, gói mì… tới miền Trung, nhưng cũng là lúc mà hành vi trục lợi
cần phải bị lên án rất mạnh mẽ. Hành vi đó chẳng những “thất đức”, phi đạo lý
mà còn phải bị xử lý nghiêm theo luật pháp./.
Đăng nhận xét