Gần đây, Thiếu tướng Lê Mã Lương trong một video nói “có một ông lãnh đạo cấp cao không cho nổ súng”. Lợi dụng vào đó những đối tượng bất mãn bám vào đó sử dụng lời lẽ xuyên tạc, nói xấu Nhà nước, quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 diễn ra trận Hải chiến Trường Sa
1988, là một trận đánh trên biển Đông khi Hải quân Trung Hoa đưa quân tấn công
hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Do ba bãi đá (các bạn nên nhớ đây là bãi đá) này không có quân đội đồn trú nên Hải quân
Quân đội Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo
này. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam
trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải
quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ). Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của
hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một
số xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy binh. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng
bãi đá Gạc.
Theo mình việc chủ trương “đánh” hay “không đánh” nó phải là
do một tập thể lãnh đạo (có thể là Bộ Chính trị) quyết định chứ không phải
riêng ông lãnh đạo nào có thể quyết định được. Nếu mà ông lãnh đạo nào đó
“không cho nổ súng” thì sao có chuyện Hải quân Việt Nam đánh trả gây thương
vong cho phía Hải quân Trung Quốc được (hư hại xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy
binh). Chỉ bấy nhiêu thôi đã cho ta thấy ông Mã nói láo lếu rồi.
Theo tôi biết, phía Việt Nam ta thành lập hẳn chiến dịch
mang tên CQ-88 (Chủ quyền năm 1988), mà đã là chiến dịch đánh dấu chủ quyền
lãnh thổ Việt Nam thì phải có Ban tác chiến và phương án tác chiến, đánh như thế
nào rùi chứ! đâu cứ liều lao ra đó mà không làm thì sao mà giữ được chủ quyền
biển đảo. Hiện nay, Nhà nước ta chưa công bố tài liệu gì về chiến dịch này,
phương án, cách đách, chắc do độ mật. Thế mà bọn này nọ cứ nghĩ ra mà nói đủ điều
nhà nước ta, lãnh đạo ta, quân đội ta thế này, thế kia? Mà cái cần nói là sự
chiến đấu anh dũng của Hải quân Việt Nam "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo,
hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải
quân" mà không nói đến. Hay sự hèn
nhát của Chính quyền ngụy làm mất Hoàng Sa năm 1974 vào tay TQ.
Theo tôi nghĩ trước một thằng “to béo” như TQ thì Ban tác
chiến ta đã dùng phương pháp mềm mỏng “trách gây hấn trước” để TQ tạo cớ đánh
chiếm Trường Sa của ta. Đó là dùng 3 tàu vận tải với lực lượng Công binh lên
xây dựng đánh dấu chủ quyền trước trên các bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi
đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, chuẩn bị cả các phương án cứng rắn,
sẵn sàng đánh trả khi TQ trắng trợ thực
hiện các hành vi gây hấn (nổ súng) chiếm giữ các bãi đá và phía Hải quân Việt
Nam ta cũng đã chuẩn bị cả phương án lao tàu lên bãi đá để đánh dấu chủ quyền.
Nhưng chúng ta lại không chuẩn bị cho tình huống TQ trắng trợn
sử dụng vũ lực súng đạn, pháo kích bắn phá ta một cách dã man con ngan đến như
vậy, dẫn đến thiệt hại của Việt Nam ta là 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng
được cho ủi bãi. 3 người hi sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất
tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người
vẫn mất tích và được xem là đã hi sinh.
Dưới đây là ảnh báo Nhân Dân và báo Hà Nội Mới số ra ngày
15/3/1988, đăng tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. “Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng
thay đen, vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc”:
Hình 1: Trung Quốc là kẻ tội phạm trong vấn đề Trường sa |
Hình 2: Tuyên bố của Bộ Ngoại giao CHCN Việt Nam |
Hình 3 |
Hình 4: Bộ Ngoại giao ta gửi công hàm phản đối Trung Quốc cho tàu chiến bắn vào tàu vận tải Việt Nam |
Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam |
Những trang báo này, tuyên bố này nói lên điều gì về trận Hải chiến Trường Sa 1988?
Nói rằng, không có chuyện lính ta không dám nổ súng, vì một
ông lãnh đạo cao cấp đã lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào.
“Bình tĩnh, kiên quyết, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu
khiêu khích của đối phương”, đó là nguyên tắc ứng xử của ta trước các hành động
gây hấn của Trung Quốc năm 1988 và các năm sau, cho đến tận ngày nay. “Không nổ
súng trước” khác hẳn “không được nổ súng”, ai đó đừng có lập lờ.
Nói rằng, ngay sau khi sự kiện ngày 14/3/1988 nổ ra, các cơ
quan truyền thông của Việt Nam đã lên tiếng rất mạnh mẽ, chả có sự bưng bít
nào. Nói thêm, không phải chỉ khi có sự kiện 14/3/1988, mà ngay từ tháng
1/1988, khi Trung Quốc bắt đầu có các hành động chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu
Viên, báo chí và người dân Việt Nam đã liên tục, mạnh mẽ lên án hành động xâm
lược của Trung Quốc.
Đăng nhận xét