Có mỗi một trò hề, diễn đi diễn lại mà không thấy chán sao hả Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Hành động Chung Cho Nhân quyền (AEDH)?
RFA loan tin rằng, hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Hành động Chung Cho Nhân quyền (AEDH) lên tiếng tố cáo với Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tình trạng Việt Nam đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo có hệ thống, cũng như từ chối mọi cuộc đối thoại với các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước.
Tại khóa họp lần thứ 42 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra vào ngày 18/9 ở Geneve, Thụy Sỹ, đại diện cho hai tổ chức vừa nêu, Võ Văn Ái, Chủ tịch của VCHR, trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ về vấn đề liên quan Luật Tôn giáo, tín ngưỡng mới của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm 2018. Võ Văn Ái võ đoán rằng, luật mới hoàn toàn đi ngược lại luật pháp nhân quyền quốc tế, và được Hà Nội sử dụng làm nền tảng pháp lý nhằm mở rộng đàn áp đối các tôn giáo độc lập tại Việt Nam, bao gồm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tin lành Tại gia, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Phật giáo Khmer Krom.
Võ Văn Ái còn xuyên tạc, Hà Nội ngày càng đàn áp trầm trọng hơn dưới mọi hình thức phát biểu tự do tại Việt Nam, kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII năm 2016. Số lượng tù nhân chính trị, tôn giáo ở Việt Nam được ghi nhận đã lên tới 130 người và còn tiếp tục gia tăng.
Chủ tịch của VCHR còn nhấn mạnh đến vấn đề được cho là khá trầm trọng là Việt Nam khước từ mọi cuộc đối thoại về lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, hay với các xã hội dân sự quốc tế, hoặc với các quốc gia thành viên LHQ qua dẫn chứng tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR Việt Nam hồi tháng 7 vừa qua. Việt Nam đã bác bỏ những phê phán và khuyến cáo thích đáng của số đông các quốc gia thành viên LHQ, đồng thời còn kết án các tổ chức phi chính phủ là “thiên kiến và vô trách nhiện”.
Điều dễ nhận thấy của hai tổ chức có cái tên rất kêu nhưng bị vô thừa nhận về tính chính danh là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hành động Chung Cho Nhân quyền mặc dù đưa ra những thông tin tố cáo nhưng lại hoàn toàn không khảo sát thực tế nhân quyền ở Việt Nam, chỉ khai thác, dựa trên các loại tin giả, tin bịa đặt, cố tình bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen được các đối tượng chống đối trong nước cùng các đài báo nước ngoài có “thâm niên” chống Việt Nam tạo dựng, truyền bá trên internet; đồng thời tảng lờ mọi thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đạt được; đánh tráo khái niệm để bảo vệ một số người vi phạm pháp luật, bị tòa án xét xử…
Thế nhưng sự thật hiển nhiên là trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, toàn dân Việt Nam luôn đồng lòng với Đảng và Nhà nước, đoàn kết nỗ lực vượt mọi khó khăn, thử thách để làm nên những thành tựu bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Đặc biệt, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực.
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quyền con người, quyền công dân đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Các văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã ghi nhận hầu hết các quyền dân sự và chính trị; các cơ chế bảo đảm và phát huy các quyền này tại Việt Nam và đã từng bước được đưa vào cuộc sống để người dân được thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị.
Có thể nhìn thấy rõ trên thực tế những kết quả này, như các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn được tôn trọng, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử; báo chí ở Việt Nam đã phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi ích của xã hội; cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; một khối lượng lớn nhu cầu liên quan đến vấn đề hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã được giải quyết, trong đó các cơ quan có chức năng của Việt Nam thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước…
Sự thật dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam là rõ như ban ngày và không thể xuyên tạc. Một số cá nhân, tổ chức lúc nào cũng nói vì dân chủ, nhân quyền như Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Hành động Chung Cho Nhân quyền (AEDH) nhưng chính họ đang là những kẻ xâm phạm tới dân chủ, nhân quyền của người dân Việt Nam. Tốt nhất, hãy dừng ngay cái trò lỗi thời, lố bịch đó và đừng can thiệp vào cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam./.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=608778482860363&id=100011846503088
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét