Thời gian gần đây tiếp tục xuất hiện những thông tin sai lệch, tiêu cực, đánh giá phiến diện về tình hình hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Thực tế đó càng cần thiết phải lên tiếng bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải, tái khẳng định chính sách đúng đắn cũng như những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Chính
sách còn nguyên giá trị
Thực
tế hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách
nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật. Tuy nhiên, cũng như các nước khác, Việt Nam không chấp nhận
việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập,
thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân
tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ công dân... Chính sách đó đã luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực
hiện nhất quán.
Cũng
có thể khẳng định rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá
sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau,
nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát triển của
đất nước và xu thế chung của thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo
điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể, chức sắc và tín đồ
thuộc các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn
giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện tốt nhất để mở mang cơ sở vật chất,
tu sửa nơi thờ tự và mở mang, phát triển quan hệ giao lưu quốc tế. Các ngày lễ
trọng, lễ hội truyền thống như Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ
Phục sinh của Công giáo và Tin lành... được tổ chức trang nghiêm, thu hút đông
đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham gia. Cùng với sự phát triển
về tổ chức, đăng ký hoạt động cho các tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và
các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng trong những năm
gần đây.
Sự
ra đời của các tổ chức tôn giáo một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt
Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác khẳng
định Việt Nam không phân biệt đối xử giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo; không
phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào, dù là nội sinh hay truyền từ nước
ngoài, tôn giáo đã ổn định hay mới được công nhận, miễn sao hoạt động của họ
nằm trong khuôn khổ pháp luật. Dư luận của tuyệt đại bộ phận chức sắc, tín đồ
cũng thừa nhận rằng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là
đúng đắn, phù hợp, không có cản trở nào trong các hoạt động và sinh hoạt tôn
giáo của họ.
Sự
thật là thế, vậy mà những năm gần đây, trong các báo cáo tự do tôn giáo của một
số nước lại đề cập đến Việt Nam với những thông tin sai lệch, vu cáo Việt Nam
đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân. Họ cho rằng
Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn
giáo, thậm chí có hành động đàn áp một số tín đồ tôn giáo. Bên cạnh đó, còn một
bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ của một số tôn giáo cho rằng họ không được hưởng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; rêu rao rằng ở Việt Nam không có tự do tôn
giáo, Nhà nước Việt Nam xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,
can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của giáo hội...
Những
đánh giá ấy chẳng những không phản ánh đúng bản chất tình hình mà thậm chí cố
tình phớt lờ những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà
xuất phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để
chống phá Đảng, Nhà nước ta và chính quyền các cấp.
PHẢI
CÓ HÀNG RÀO PHÁP LUẬT
Ở
bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong
khuôn khổ pháp luật, chứ không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên
tắc. Và dĩ nhiên, ở Việt Nam cũng vậy!
Nói
về điều này, trước hết phải nhắc lại Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị, trong đó nêu rõ, quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay
tín ngưỡng của mình phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được
luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức
khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người
khác. Nói cách khác, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên
phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.
Cần
phải thấy rằng, quyền tự do tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị-xã hội
và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội ở từng quốc gia cụ thể, không thể tồn tại
một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng. Cũng không thể đem
giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng, đo lường
hoặc đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Trên phương diện
đối ngoại giữa các quốc gia, không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc
gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc các quốc gia khác phải tuân
theo.
Trở
lại với âm mưu, luận điệu vu cáo rằng Việt Nam có các hoạt động đàn áp tôn
giáo, một lần nữa cần nhìn vào thực tế để thấy mặt thật của vấn đề. Chẳng hạn,
lâu nay tại Việt Nam đã xuất hiện không ít hoạt động tôn giáo trái pháp luật
của một số tổ chức Tin lành nước ngoài chưa được cấp phép, điển hình là các tổ
chức tà giáo mang danh nghĩa Tin lành truyền vào Việt Nam như Hội thánh của Đức
Chúa Trời mẹ, Tân Thiên Địa... Hoạt động của đa phần các tổ chức này đều trái
với văn hóa truyền thống Việt Nam, nhuốm màu mê tín dị đoan, hoạt động lén lút,
có dấu hiệu trục lợi và nhìn chung là vi phạm pháp luật, bị dư luận lên án. Tuy
nhiên, đối với các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật của các tổ chức tà giáo
như vậy, lực lượng chức năng Việt Nam chủ yếu nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý dựa
trên quy định pháp luật.
Như
vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không
có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu
trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá
Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Điều
đáng mừng là trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng
ta đã có thêm nhiều kênh quan trọng để đưa ra tiếng nói và khẳng định thực tế
tình hình tự do tôn giáo ở đất nước mình. Thông qua các cơ chế và diễn đàn song
phương, đa phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, có một sự
thật rõ ràng đang được thừa nhận, đó là Việt Nam đang tích cực cùng các quốc
gia khác trên thế giới đấu tranh bảo vệ, phát huy các nguyên tắc, nội dung tiến
bộ về tự do tôn giáo, và vẫn sẽ kiên trì bảo vệ lẽ phải trong lĩnh vực này./.
St
Đăng nhận xét