Trong khi cuộc chống tham nhũng của Đảng đã và đang đạt được nhiều kết quả tích cực, được đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào vao trò đứng đầu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đáng chú ý, là những ngày qua cùng với việc cơ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 54 đối tượng liên quan đến “chuyến bay giải cứu” về các tội danh: Nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; hàng loạt cán bộ, đảng viên nguyên là lãnh đạo các địa phương, đơn vị có hành vi sai phạm bị thi hành kỷ luật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.



Ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ trong đó đã thể hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc chống tham nhũng.

Như chúng ta đã biết, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có. Xuất hiện từ khá sớm trong xã hội loài người, tham nhũng là “căn bệnh” mà lực lượng cầm quyền rất dễ mắc phải. Nhận biết được sự nguy hiểm của tham nhũng và để phòng ngừa, ngày từ xưa các triều đình phong kiến trong sử dụng quan lại là thực hiện chế độ “hồi ty” bắt đầu từ thời nhà Lê. Theo đó, quan đứng đầu một địa hạt không được nhậm chức tại quê mình, không được lấy vợ là người sở tại, không được có nhà cửa, đất vườn… và đã được các triều đại sau áp dụng và đã có tác dụng trong bảo đảm sự công minh của pháp luật và ngăn chặn những hành vi tiêu cực của quan lại, chống việc trù dập người tố cáo, cậy quyền, cậy thế nhũng nhiễu lương dân.

Kế thừa, phát huy những truyền thống, kinh nghiệm quý báu của các thế hệ đi trước và các quy định trước đây về phòng chống tham nhũng, Quy định số 114-QĐ/TW về Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ đã được tiếp tục cụ thể hóa trên cơ sở tình hình thực tiế hiện nay, trong đó, điểm đáng chú ý trong Quy định này là Bộ Chính trị yêu cầu không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự Đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo không bố trí người nhà cùng làm người đứng đầu hoặc cấp phó cùng địa phương, cơ quan, đơn vị; không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đứng đầu các cơ quan ở 13 ngành: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương. Nếu không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao thì phải báo cáo và được cấp trên đồng ý trước khi bố trí. Nếu là chức danh thuộc diện cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương quản lý, tổ chức Đảng phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương; chức danh do Trung ương quản lý thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền…

Như vậy có thể thấy công cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và các cấp, các ngành, địa phương đều đồng tình ủng hộ, vào cuộc quyết liệt để từng bước đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn này. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công hay không thì suy cho cùng, vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Chủ trương, chính sách có quyết liệt đến đâu mà người tổ chức thực hiện thờ ơ, vô cảm, bàng quan, thiếu tinh thần trách nhiệm thậm chí suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cố ý làm sai, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương thì chẳng những không đạt được thành quả như mong muốn mà còn gây hậu hoạ nghiêm trọng hơn.

Do đó, cùng với việc thiết lập, hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh thì những người đứng đầu cơ quan các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu và chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó mới tạo niềm tin cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng đất nước và đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hành phúc và giàu mạnh./.

 

Đăng nhận xét

 
Top