Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi con người thì hòa bình là món quà vô giá nhất. Chỉ khi có được hòa bình thì con người mới có thể sống một cuộc sống yên ổn hạnh phúc, không phải chịu nỗi đau mất mát chia li như trong chiến tranh. Vì vậy bằng mọi giá chúng ta phải biết trân trọng và gìn giữ những gì chúng ta đang được thừa hưởng, đó là một cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Để
có được cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay ông cha ta đã phải đánh đổi không
biết bao nhiêu máu, nước mắt và cái giá phải trả cho một nền hoà bình là không
hề rẻ.
Theo thống kê, cả nước có tổng cộng 146.250 liệt
sĩ, trong đó 191.605 người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, 849.018 người hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và
105.627 người nằm xuống trong các chiến dịch khác bảo vệ Tổ quốc (như chiến
tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, cuộc chiến bảo
vệ biển đảo...). Trong đó, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng
15,35 triệu tấn bom đạn ném xuống đất nước ta, ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng
800.000 tấn, trên tổng diện tích khoảng 6,13 triệu ha (chiếm 18,82% tổng diện
tích đất nước).
Trong
các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ấy đã có biết bao thế hệ cha ông lên đường
ra mặt trận bỏ lại sau lưng mẹ già em thơ vợ trẻ, họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ
quốc, họ chiến đấu mất đi một phần thân thể. Do đó, để có Độc lập - Tự do cơm
no áo ấm của ngày hôm nay, được viết lên bởi những tấm lòng trung kiên, bởi một
thế hệ không biết cúi đầu. Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng đầu
ngưỡng mộ và biết ơn.
Chiến
tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam tự
hào và phát triển, nhưng mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho
chúng ta hình dung được những tháng năm bi hùng của dân tộc. Chúng ta có thể
gác lại quá khứ nhưng không được lãng quên lịch sử, vì vậy những trang sử hào
hùng của dân tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn cho dù thời gian trôi qua.
Nhìn
về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư
tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự
hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để
không làm tổn thương cha ông ta những người đã không ngại gian khổ hy sinh để
giành nền độc lập tự do cho dân tộc. Quá khứ-hiện tại- tương lai là dòng chảy
liên tục của lịch sử. Tương lai không thể tươi sáng, hạnh phúc không thể vững
bền nếu như chúng ta quên đi quá khứ…/.
Đăng nhận xét