Vào tháng 2, giám sát viên Liên hợp quốc Fionnuala Ni Aolain đã trở thành nhà điều tra nhân quyền đầu tiên được phép tiếp cận trại giam Vịnh Guantanamo trong lịch sử hai thập kỷ của nhà tù này. Mặc dù ca ngợi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã cho phép điều tra tại nhà tù, bà Ni Aolain đã trình bày chi tiết một loạt "vấn đề nhân quyền" trong một báo cáo dài 23 trang, bao gồm cả việc "chính quyền không sẵn sàng đối mặt với hậu quả của việc tra tấn" được thực hiện tại Guantanamo.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm
26/6 sau khi báo cáo được công bố, bà Ni Aolain nói rằng "sau hai thập kỷ,
sự đau khổ của những người bị giam giữ là sâu sắc và điều này vẫn đang tiếp
diễn". Bà nói thêm rằng "từng người bị giam giữ" đang phải chịu
"những tác hại không ngừng do các hoạt động bức cung, tra tấn và giam giữ
tùy tiện có hệ thống".
Trong lịch sử 21 năm của trại giam
Vịnh Guantanamo, khoảng 780 người đàn ông đã bị giam giữ tại trại, được thành
lập ngay sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001 như một phần của cái gọi
là "Chiến tranh hay Khủng bố" của Chính phủ Mỹ. Tổng thống Mỹ đương
nhiệm Biden trước đây đã tuyên bố ý định đóng cửa nhà tù này, cũng như cựu Tổng
thống Barack Obama.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, chính
quyền Mỹ đã lên kế hoạch mở rộng nhà tù với việc ra mắt một phòng xử án mới trị
giá 4 triệu USD. Địa điểm này chủ yếu được sử dụng để giam giữ các chiến binh
Hồi giáo và những đối tượng khủng bố bị Mỹ bắt giữ ở Afghanistan, Iraq và một
số nơi khác.
Bà Ni Aolain cáo buộc, Chính phủ Mỹ
đã không cung cấp các chương trình phục hồi chức năng cho những người bị giam
giữ đang phải đối mặt với "các vấn đề khẩn cấp về sức khỏe thể chất và
tinh thần", từ những khiếu nại y tế tương đối nhỏ đến thương tật vĩnh viễn
và chấn thương sọ não. Bà cũng bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" rằng 19
trong số 30 tù nhân nam tại cơ sở này chưa bao giờ bị buộc tội, một số người đã
bị giam giữ ở Mỹ trong 20 năm.
Trong số các khuyến nghị của mình
sau khi xem xét, bà Ni Aolain nói rằng nhà tù Guantanamo nên được đóng cửa ngay
lập tức.
Phản hồi báo cáo trên, Washington
nói rằng tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc nên cởi mở với "sự
giám sát của các nhà quan sát bên ngoài", nhưng bảo vệ (tuyên bố) các điều
kiện tại trại giam Vịnh Guantanamo là "nhân đạo".
"Những người bị giam giữ sống
chung và chuẩn bị bữa ăn cùng nhau; được chăm sóc y tế và tâm thần chuyên khoa;
được tiếp cận đầy đủ với tư vấn pháp lý và liên lạc thường xuyên", theo
một tuyên bố từ Đại sứ Mỹ tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Michele Taylor.
Đăng nhận xét