Thời điểm, trong và sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử các đối tượng liên quan đến "chuyến bay giải cứu", trên mạng xã hội đã có rất nhiều ý kiến “ca ngợi” thần thái, hình ảnh cũng như khả năng trả lời chất vấn rất điềm tĩnh, chuyên nghiệp của một số bị cáo trong phiên tòa. Trong đó, một số bị cáo vô tình trở thành “thần tượng”, “ngôi sao trên mạng xã hội” bằng những phát ngôn gây sốc, coi thường pháp luật trước Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, một bộ phận đáng lẽ phải lên án hành vi của những bị cáo này nhưng ngược lại đã có một số cán nhân không biết có mục đích gì hay do nhận thức, hiểu biết về pháp luật kém nên đã có những biểu hiện cổ súy cho những hành vi sai trái vi phạm pháp luật của những bị cáo nêu trên.



Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu” có 54 bị cáo, trong đó 21 bị cáo là cựu cán bộ, lãnh đạo bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn để 515 lần nhận hối lộ 165 tỷ đồng liên quan đến việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát và hết sức nguy hiểm tại các nước trên thế giới. Trong đó, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 42,6 tỷ đồng, trước độ khủng về số tiền cũng như vị thế của bị can trước khi hầu tòa đã có không ít người "hâm mộ" đã có những phát ngôn hoặc có những video clip trên mạng xã hội cho rằng đây là “phiên tòa thế kỷ”, gọi Kiên là “ông vua nhận hối lộ”, “thánh nhận phong bì”, trong đó, đáng chú ý và cũng là tâm điểm thu hút được nhiều người quan tâm và các báo đài đều mổ xẻ đó là bị cáo Hoàng Văn Hưng – cựu Trưởng phòng 5, Cục An ninh điều tra Bộ Công an đã tự bào chữa cho mình đã tự nâng bị cáo “Hoàng Văn Hưng trở thành idol vì bào chữa quá khét”, trong clip có những câu từ thể hiện Hưng như một idol, dù anh ta đang là bị cáo có tội với nhân dân với đất nước cần phải đưa ra xét xử để trừng phạt nghiêm minh trước pháp luật. Ngoài những ý kiến như trên thì cũng có những kiến lại tán dương những lời tự bào chữa của vị cựu Phó giám đốc Công an TP Hà Nội nói về "tình người", "thương người mà vướng tội" rồi tỏ ra tán dương về những câu nói "đạo lý"...

Việc những bình luận, lời phát ngôn, clip “đánh bóng” các bị cáo trong vụ đại án “chuyến bay giải cứu” mặc dù câu được view, thu hút lượng lớn người xem, nhưng họ đâu biết được rằng mình đang quên đi trách nhiệm xã hội của bản thân trong cuộc chiến chống tham nhũng. Và cũng không biết rằng mình đã vô tình tiếp tay cho cái xấu, "lan tỏa cái xấu" trong xã hội...

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng với quan điểm "đấu tranh không có vùng cấm, kiên quyết đưa những kẻ phạm tội ra trước ánh sáng của pháp luật, cho dù đó là ai, đang công tác ở vị trí nào, những sai phạm của họ đều bị xử lý..." nên những bị cáo trong "chuyến bay giải cứu" đều không có ngoại lệ đều nhận những bản án thích đáng thep quy định của pháp luật, theo đó:

Tòa tuyên phạt tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” đối với 3 bị cáo: Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Y tế; Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an; Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an). Cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị phạt 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Ngoài ra, bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, bị Tòa tuyên phạt chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"...

Với những bản án thích đáng nêu trên đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, qua việc Tòa tuyên án cũng là minh chứng đanh thép và "cái tát" vào những kẻ còn suy nghĩ lệch lạc, chỉ thích lên mạng xã hội để cổ súy cho những hành vi phạm tội của các bị cáo trong các ngày diễn ra phiên tòa./.

 

Đăng nhận xét

 
Top