Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Một trong những nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72 là quy định về việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam.
Yêu cầu xác thực người
dùng mạng xã hội qua số điện thoại
Tại họp báo thường kỳ
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục
trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho
biết, ban soạn thảo nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định
27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP đang đề xuất quy định
mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới phải xác thực tài khoản người dùng
qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký thiết lập tài khoản mạng xã
hội. Hiện có 3 hình thức xác thực người dùng mạng xã hội phổ biến là qua email,
số điện thoại di động và số CMT/CCCD. Trong đó, phổ biến là xác thực bằng email
và số điện thoại di động. Các mạng xã hội trong nước đã thực hiện xác thực
người dùng bằng số điện thoại (khoảng 30%), bằng email (khoảng 30%), chọn 1
trong 2 hình thức email hoặc số điện thoại (khoảng 40%).
Đối với các mạng xã
hội xuyên biên giới, theo phân tích của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông
tin điện tử, YouTube hiện cho người dùng xác thực bằng số điện thoại, Twitter
sử dụng email, trong khi đó, với Facebook, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 2
hình thức. Với một mạng xã hội khác là Tiktok, nền tảng này cho phép người dùng
đăng ký bằng hình thức nào thì xác thực thông qua hình thức đó (bao gồm tài
khoản mạng xã hội khác, email, số điện thoại).
Việc bổ sung quy định
cụ thể về xác thực người dùng mạng xã hội là cần thiết bởi tội phạm lừa đảo
trên không gian mạng có xu hướng gia tăng. Việc xác thực người dùng sẽ tạo
thuận lợi cho các cơ quan chức năng giám sát, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm.
Theo bà Nguyễn Thị
Thanh Huyền, mạng xã hội hiện có mức độ ảnh hưởng lớn, sức lan tỏa nhanh và
rộng nên với việc định danh, người dùng sẽ cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của
mình khi cung cấp, sử dụng thông tin lên mạng. Không chỉ vậy, việc bổ sung quy
định xác thực người dùng bằng số điện thoại di động còn là để phù hợp, đồng bộ
với các quy định hiện hành.
Người dùng hiện có xu
hướng chuyển từ máy tính (PC) sang di động (mobile), vì vậy cũng cần thay đổi
phương thức xác thực từ email trước đây sang số điện thoại di động cho phù hợp
thực tế và tạo thuận lợi cho người dùng.
Phó Cục trưởng Nguyễn
Thị Thanh Huyền cho rằng, yêu cầu xác thực người dùng mạng xã hội qua số điện
thoại có tính khả thi cao bởi nhiều nền tảng trong và ngoài nước đều đã sử dụng
hình thức xác thực này. Quy định xác thực người dùng mạng xã hội qua số điện
thoại phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Quy định này sẽ có tác động theo
chiều hướng tích cực tới người dùng và các mạng xã hội tại Việt Nam. Trên cơ sở
đó, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với các mạng xã hội và các doanh nghiệp
viễn thông để chuẩn bị lộ trình triển khai trong thời gian sắp tới.
Theo Cục Phát thanh
truyền hình và Thông tin điện tử, thời gian qua đã có nhiều trường hợp cá nhân,
tổ chức lợi dụng tính năng livestream trên mạng xã hội để tuyên truyền chống
phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi biểu tình, xúc phạm cá nhân... Một số thông báo
trước khi thực hiện livestream, nhưng cũng có nhiều trường hợp livestream bất
ngờ với nội dung khó kiểm soát.
Do đó, để tăng cường
hiệu quả xử lý, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung biện pháp để xử lý nhanh. Cơ
quan soạn thảo cũng đang lấy ý kiến của các bên liên quan, trên cơ sở thống
nhất các quy định. Sau đó, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với doanh nghiệp internet
xây dựng quy trình triển khai thực tế.
Theo dự thảo, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, lưu trữ web, trung tâm dữ liệu sẽ
có trách nhiệm từ chối hoặc ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet theo
yêu cầu từ Bộ đối với những ai sử dụng dịch vụ kể trên để đăng thông tin vi
phạm trên mạng. Họ cũng sẽ phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng
chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ.
Xuất hiện tình trạng
mua bán dữ liệu
Theo Cục An toàn thông
tin, hiện nay xuất hiện những hình thức mới, sử dụng chatbot, thực hiện qua các
kênh, tài khoản trên Telegram và các đối tượng còn bán lẻ từng dữ liệu cá nhân.
Theo bà Đỗ Hải Anh,
Phó trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT,
giai đoạn trước đây nạn mua bán dữ liệu thường được thực hiện trong những hội
nhóm kín trên mạng xã hội, người mua phải được các thành viên ở trong hội nhóm
giới thiệu mới đủ điều kiện tham gia và thường là mua bán số lượng lớn.
Theo phân tích của Cục
An toàn thông tin, những đối tượng đầu tiên dễ bị ảnh hưởng bởi việc lộ lọt dữ
liệu thường là các cơ quan hành chính công hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn có
lượng dữ liệu lớn và đặc biệt nhạy cảm. Tiếp đó là nhóm người dùng yếu thế như người
già, trẻ em hay người ít kiến thức về an toàn thông tin.
Để tham gia cùng các
bộ, ngành khác trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ TT&TT đang đề xuất và
triển khai một số giải pháp, cụ thể như: Chỉ đạo các cơ quan thuộc lĩnh vực
quản lý tăng cường thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân; triển khai các biện pháp
quản lý, kỹ thuật để bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Hướng dẫn các biện pháp
bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống
thông tin chứa dữ liệu cá nhân.
Tiến hành kiểm tra,
thanh tra các lĩnh vực do Bộ TT&TT quản lý, trong đó tập trung vào các đơn
vị thu thập, xử lý số lượng lớn thông tin cá nhân như mạng xã hội, doanh nghiệp
viễn thông, bưu chính, các nền tảng số nhiều người dùng... Cùng với đó, thúc
đẩy triển khai hệ sinh thái Tín nhiệm mạng, tại địa chỉ tinnhiemmang.vn, để
đánh giá, xác nhận website đảm bảo an toàn thông tin mạng, trong đó có bảo vệ
dữ liệu cá nhân.
Theo số liệu của Bộ
TT&TT, trong 6 tháng đầu năm nay, nền tảng tín nhiệm mạng do Bộ quản lý đã
có khoảng 212 triệu lượt người tiếp cận; tiếp nhận khoảng 508 triệu truy vấn;
lượng băng thông tiếp nhận khoảng 11TB; trung bình hàng ngày có khoảng 1,3
triệu lượt người tiếp cận (tương ứng với khoảng 15 người tiếp cận/giây); tiếp
nhận, xử lý khoảng 3,1 triệu yêu cầu/ngày (khoảng 35 yêu cầu/giây).
Hiệu quả mang lại từ
việc triển khai hệ sinh thái Tín nhiệm mạng thời gian qua là rất đáng ghi nhận,
góp phần vào việc tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước
thực hiện các giao dịch trên môi trường mạng.
Đặc biệt nhấn mạnh sự
cần thiết phải nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người dùng, đại diện
Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm: Người dùng cần nhận biết thông tin, dữ liệu
của mình là tài sản. Vì thế, họ phải biết cách tự bảo vệ thông tin cá nhân của
mình, có các biện pháp lưu trữ, phân loại, chia sẻ thông tin phù hợp.
Công tác đấu tranh với
các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới
Kết quả từ 01-7-2023
đến 24-7-2023: Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 224 bài viết đăng thông tin sai sự
thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức
(đạt tỷ lệ đáp ứng 90%). Google đã gỡ 1.052 videos vi phạm trên Youtube (đạt tỷ
lệ đáp ứng 91%). Tiktok đã gỡ bỏ 19 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự
thật, nội dung tiêu cực (đạt tỷ lệ đáp ứng 90%).
Công tác giám sát tỷ
lệ thông tin tiêu cực và thông tin tích cực trên báo chí
Tỷ lệ thông tin tiêu
cực trên báo chí chiếm 20,9%, giảm 0,9% so với tháng trước. Tỷ lệ thông tin
tích cực trên báo chí chiếm 66,4%, tăng 3,3% so với tháng trước./.
Đăng nhận xét