Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia, Bộ Công an đã có nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông, qua đó nhằm giảm tai nạn giao thông và tạo chuyển biến tích cực, hình thành thói quen, văn hóa "đã uống rượu, bia không lái xe". Đặc biệt là quy định nồng độ cồn bằng 0 với người điều khiển phương tiện giao thông vì theo thống kê thì Việt Nam có mức tiêu thụ rượu, bia lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới; rất nhiều vụ án giết người, gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội trước khi gây án có sử dụng rượu bia. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn giúp bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội.



Bên cạnh đó, việc quy định nồng độ cồn bằng 0 sẽ giúp người lái xe tránh được tình trạng bị ép uống rượu khi văn hóa của người Việt có tính cả nể. Ngoài ra, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay chưa tốt, xem thường, cố ý vi phạm, thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý. Việc này có thể "cướp đi sinh mạng của nhiều người", do đó pháp luật cần nghiêm khắc (theo nguồn báo VNExpress).

Như vậy có thể thấy việc quy định nồng độ cồn bằng 0 với người điều khiển phương tiện giao thông trong thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp và đang ngày càng nhận được sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có  những luồng ý trái chiều, thậm chí kiến cố tình xuyên tạc chủ trương này. Đáng chú ý là các đối tượng xấu, các thế lực thù địch ở bên ngoài đã triệt để lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, chống phá, tấn công lực lượng Công an với những bài viết có nội dung kiểu như: "Máy thổi nồng độ cồn thổi bay 10.000 tỷ của các doanh nghiệp bia", nhiều người dân nhất là các trường hợp kinh doanh rượu bia, nhà hàng đóng cửa, nhân viên thất nghiệp vì không có khách do quy định về nồng đồ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông...

Với những luận điệu xuyên tạc như vậy nếu những người không có hiểu biết, khách quan thì rất dễ hiểu sai chủ trương của Chính phủ cũng như cách làm của Bộ Công an, do đó, cần phải khẳng định, doanh thu của các doanh nghiệp ngành bia rượu và quy định mốc 0 của nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông là hai câu chuyện khác nhau về bản chất. Việc gắn hai câu chuyện này là động thái hoàn toàn đi ngược lại các nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc thực hiện nghiêm các quy định nhằm giảm thiểu tác hại của lạm dụng rượu bia trong giao thông cùng các hậu quả kinh tế xã hội khác, nhất là trật tự, an toàn xã hội.

Thực tế, nhiều năm nay các thương hiệu bia giảm doanh thu đã diễn ra do nhiều nguyên nhân khác chứ hoàn toàn không phải đợi đến khi nhà chức trách “siết” việc kiểm tra nồng độ cồn trên đường giao thông mới có chuyện giảm doanh thu. Đồng thời, mọi người cũng cần hiểu việc hạn chế tác động của bia, rượu và các thức uống có chứa cồn khác, pháp luật Việt Nam không có điều khoản cấm công dân sử dụng các thức uống này. Vấn đề là uống thế nào để nhu cầu cá nhân không trở thành hậu họa cho chính cá nhân người uống, cho người thân và những người xung quanh. Ở đây không hề có chuyện pháp luật “vi phạm quyền tự do cá nhân” như một số luồng ý kiến mang tính cơ hội chủ nghĩa xuyên tạc quy định nồng độ cồn bằng 0 khi điều khiển phương tiện giao thông.

Vấn đề mấu chốt ở đây đó là qua việc quy định nồng độ cồn bằng 0 đối với mọi người khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đó là tạo dựng ý thức mới cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và với mục tiêu cuối cùng là xấy dựng một xã hội an ninh, an toàn.

Do đó, để chủ trương trên tiếp tục phát huy và đi vào cuộc sống thì đòi hỏi phải có sự đồng thuận rất lớn từ phía mọi người dân, qua đó hình thành ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông của mọi người./.

 

Đăng nhận xét

 
Top