Sau gần nửa thế kỷ thống nhất đất nước, các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài chưa bao giờ ngừng chống phá công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu của mình, nhiều tổ chức phản động lưu vong đã
câu kết với các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện mưu đồ phục quốc.
Chúng lấy danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ (NGO) để tiến hành xây dựng lực
lượng, xâm nhập phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các
thế lực phản động vẫn liên tục chống phá, lợi dụng sự phát triển của công nghệ
thông tin, sự hội nhập quốc tế để ra sức chống phá công cuộc đổi mới của Việt
Nam.
Trước đó, trên các trang mạng xác hội các đối tượng đã đăng tải những
bài viết có nội dung kiến nghị điệu xuyên tạc về tình hình tự do nhân quyền, tự
do ngôn luận, tự do tôn giáo tại Việt Nam. Mục đích của chúng nhằm vu cáo,
xuyên tạc tình hình chính trị tại Việt Nam, đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân
quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận, khích lệ các đối tượng phản
động người Việt lưu vong ở nước ngoài và số đối tượng chống đối trong nước gia
tăng hoạt động.
Như mọi người đã biết, Việt Nam đã gia nhập và ký kết 7/9 công ước
cơ bản và hàng chục các điều ước quốc tế khác liên quan đến quyền con người.
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm an sinh xã hội, đặc biệt đã duy trì liên tục việc cải thiện quyền về mức
sống, nhờ không ngừng đạt được mức tăng trưởng cao. Bảo hiểm y tế được bao phủ
rộng khắp, tỉ lệ phụ nữ tham chính trong nhóm dẫn đầu thế giới, chỉ số phát
triển con người liên tục tăng và được xếp vào nhóm cao. Đồng thời, Việt Nam
luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động quốc tế trên lĩnh vực
nhân quyền.
Và thời gian qua, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người
dân được bảo đảm một cách vững chắc bằng luật pháp. Quan điểm xuyên suốt và
nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí của công dân. Điều đó được thể hiện rõ trong các quy định
của pháp luật. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Luật Báo chí 2016 đã ghi: “Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí,…”. Tuy nhiên, tự do ngôn luận của công dân phải trên cơ
sở của pháp luật, tránh việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi gây hậu quả
nghiêm trọng; mọi hành vi lạm dụng, lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân đều bị nghiêm cấm và có chế tài xử lý nghiêm khắc.
Về tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 quy định một số điều và biện pháp
thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo,
cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn
giáo. Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo
điều kiện, góp phần khẳng định chủ trương, chính sách đảm bảo quyền tự do tôn
giáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Những quan điểm của các thế lực thù địch, phản động, xuyên tạc
tình hình nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận tại Việt Nam luôn nhằm
hướng tới mục tiêu phủ nhận, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Do đó, chúng ta cần luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện rõ bản chất và
mục đích của những luận điệu ấy. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, tăng cường bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ công
cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh./.
Đăng nhận xét