Những ngày qua lợi dụng một số vụ việc cơ quan chức năng bắt giữ, khởi tố một số lãnh đạo ban, ngành, địa phương về việc liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ... thì trên không gian mạng các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng để đăng tin viết bài với những nội dung xuyên tạc, chống phá về nhân sự, nội bộ, công tác đấu tranh chống tham nhũng. Đặc biệt là sau khi cơ quan điều tra bắt giam ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", một số đài, báo thiếu thiện chí với Việt Nam đã đăng tải những bài viết có nội dung xuyên tạc, kích động, kiểu như: “Việc trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt cho thấy cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang nóng lên…”, đây là luận điệu cố tình xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, kích động gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Như mọi người đã biết những năm qua, cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực được Đảng ta lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện mạnh
mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá. Đạt nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt,
tạo chuyển biến mới cả ở Trung ương và địa phương với phương châm là
"không có vùng cấm", "không có ngoại lệ"... Những kết quả
đó đã để lại dấu ấn tốt đẹp, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn
xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ, được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Thực tế cho thấy tình hình tham những, tiêu cực không chỉ diễn
ra ở Việt Nam mà các nước vẫn có tình trạng này. Tham nhũng đã làm giảm sút vai
trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân
dân đối với Đảng và đã được Đang ta xác định đây là là một trong bốn nguy cơ
trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Từ chỗ coi đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực là một bộ phận, một nội dung của công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, đến nay Đảng ta đã nhận thức rõ đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc… Do đó, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực luôn luôn đặt dưới sự thống nhất của Đảng. Nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết
luận, Quy định của Đảng đã được ban hành thể hiện rõ định hướng lãnh đạo, chỉ
đạo đối với nhiệm vụ quan trọng này… Nhờ đó công tác phát hiện và xử lý tham
nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công
tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước
Việt Nam, trong chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có vùng cấm,
không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân
nào”. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được tiến hành
kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan, sai,
không bỏ lọt tội phạm, rất nghiêm minh.
Việc ông Phạm Thái Hà bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi chỉ là một trong những
vụ việc gần nhất chứng minh tinh thần và quyết tâm hành động của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Do đó, với
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị là cố
tình “đánh lận con đen” khi nói rằng “việc Đảng và Nhà nước nhiều lần phát động
đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ là “trò đánh trống khua chiêng nhằm che
mắt thế gian”, thực chất là “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng phe phái” hay “cuộc
đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ”…
Những luận điệu xuyên tạc này là rất nguy hiểm, nó ra gây sự
nghi kỵ, tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội, nhất là đối với những cán bộ
đảng viên, người dân không có lập trường tư tưởng vững vàng, kiến thức xã hội
nhất định thì sẽ rất dễ bị mắc mưu, bị dẫn dắt bởi những thông tin xuyên tạc,
sai sự thật của các đối tượng. Do đó, mọi người cần phải tỉnh táo những những
thông tin, luận điệu như trên; đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần kịp
thời đăng tải những thông tin chính thống để định hướng dư luận; tuyên truyền,
đấu tranh phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và xử
lý những kẻ đăng tải những thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng trên
không gian mạng./.
Đăng nhận xét