Việc nhìn nhận, đánh giá về tự do tôn giáo ở Việt Nam chỉ dựa trên những trường hợp đơn lẻ ở Tây Bắc, Tây Nguyên hay Tây Nam Bộ, không mang tính phổ biến hoặc đánh giá dựa trên các nhìn thiếu khách quan, thiên kiến đều không được Việt Nam chấp nhận.
Việt Nam vừa tiến hành
thành công phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc. Tại phiên báo cáo lần này, Việt Nam đã trình bày một cách
tổng thể việc bảo đảm quyền con người trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và được nhiều nước đánh giá cao.
Cùng thời điểm trên,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về những cáo buộc thiếu căn
cứ của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) khi đánh giá về tình hình
tự do tôn giáo ở Việt Nam vì đó là những “nhận định không khách quan, mang tính
định kiến và không chính xác”.
Đánh giá về tự do tôn
giáo ở Việt Nam phải bằng một cái nhìn tổng thể
Nếu muốn đánh giá về
tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, hãy thực hiện một chuyến đi
xuyên Việt để có một cái nhìn tổng thể, khách quan. Ở bất kỳ địa phương nào, từ
đơn vị hành chính thấp nhất là làng xã, nơi nào cũng có sự hiện diện của cơ sở
tôn giáo, tín ngưỡng, kể cả những vùng khó khăn nhất là hải đảo xa xôi hay các
xã vùng cao biên giới. Hơn 30.000 cơ sở thờ tự trải rộng ở khắp 3 miền đất
nước. Đồng bào theo đạo Phật được tự do hành lễ ở các chùa chiền, tịnh thất,
tịnh xá, đồng bào theo Công giáo, Tin lành hàng ngày, hàng tuần vẫn hành lễ ở
các nhà thờ, nhà nguyện, đồng bào theo Cao Đài, Hòa Hảo … cũng tự do hành lễ ở
những cơ sở thờ tự khang trang, thậm chí trở thành những nơi du lịch tâm linh
của hàng vạn du khách. Số lượng tín đồ không ngừng tăng lên, số lượng cơ sở thờ
tự, cơ sở đào tạo, số lượng kinh sách cũng vì thế mà tỷ lệ thuận tăng theo.
Chỉ tính riêng trong
năm 2022, số lượng tín đồ tăng 56.000 người, số lượng chức sắc tăng hơn 810
người và số cơ sở thờ tự tăng khoảng 140 cơ sở. Đó là con số ước tính của Ban
Tôn giáo Chính phủ. Thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 27 triệu tín đồ các
tôn giáo, chiếm khoảng 10% dân số. Ngoài các tôn giáo chính có số đông tín đồ
là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, ở Việt Nam còn
có sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác như: Hồi giáo, Tịnh độ cư sỹ Phật hội,
Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư đạo, Minh lý
đạo…
Chẳng có nơi nào,
chính quyền hạn chế hoặc kiểm soát việc bày tỏ đức tin của đồng bào có đạo nếu
họ thật sự hành lễ theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”, kính chúa yêu nước, phụng
sự đạo pháp-dân tộc… Và ngược lại, tất cả những gì mang tính biến tướng, hoặc
những đạo lạ, đạo mới du nhập mà chưa đủ điều kiện công nhận tư cách pháp nhân
thì sẽ bị hạn chế, thậm chí bị cấm đoán, nhất là với những hiện tượng tôn giáo
cực đoan, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, xa lạ với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt hoặc lợi dụng tôn giáo để tập hợp lực lượng, tuyên truyền
chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam…
Bởi vậy, việc nhìn
nhận, đánh giá về tự do tôn giáo ở Việt Nam chỉ dựa trên những trường hợp đơn
lẻ ở Tây Bắc, Tây Nguyên hay Tây Nam Bộ, không mang tính phổ biến hoặc đánh giá
dựa trên cái nhìn thiếu khách quan, thiên kiến đều không được Việt Nam chấp
nhận.
Tự do tôn giáo ở Việt
Nam: Những chuyển biến tích cực trên thực tế
Ngày 23/12/2023, Toà
thánh đã công bố việc Tổng Giám mục Marek Zalewski được Giáo hoàng Francis bổ
nhiệm làm Đại diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh tại Việt Nam.
Đây là kết quả của một
quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn
nhau, đồng thời thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng và đảm bảo tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo, trong
đó có Công giáo của Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là tin vui đối với hơn 7 triệu
đồng bào Công giáo ở Việt Nam. Việc Tổng Giám mục Marek Zalewski trở thành Đại
diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam sẽ góp phần thúc
đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, đồng thời tăng
cường hơn nữa trao đổi giữa Việt Nam và Tòa thánh.
Đó là một trong những
biểu hiện sinh động cho thấy chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Trong khoảng 5 năm trở
lại đây, Nhà nước Việt Nam đã thực thi hàng loạt biện pháp để tạo điều kiện tốt
hơn cho hàng triệu đồng bào có đạo. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016, Chính phủ đã ban hành các Nghị định để đưa Luật vào cuộc
sống. Đặc biệt, Luật đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 sẽ góp phần
giải quyết những khó khăn về đất đai liên quan đến tôn giáo. Cụ thể, Nhà nước
thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng
làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng
đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước như các tổ chức, cá
nhân khác.
Thời gian qua, các cơ
quan chức năng ở Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động
theo Hiến chương, điều lệ và các quy định pháp luật. Đặc biệt, các ngày lễ
trọng của các tôn giáo như lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo, lễ Giáng sinh,
lễ Phục sinh của đồng bào Công giáo và Tin lành, lễ hội Yến Diêu Trì Cung, lễ
kỷ niệm Ngày khai đạo của đạo Cao Đài, lễ hội Kate của đồng bào Chăm, tháng
chay Ramadan của người Hồi giáo… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo
tín đồ tham dự. Năm 2023, Bộ Nội vụ đã công nhận 2 tổ chức tôn giáo là Phật
giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn và Hội thánh phúc âm toàn vẹn Việt Nam. Chấp thuận đề
nghị thành lập Viện thần học Báp tít Việt Nam. Như vậy, đến tháng 12/2023, Nhà
nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ
chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo.
Về vấn đề đất đai liên
quan đến tôn giáo, tính đến nay, số lượng cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc chiếm hơn 70%. Nhà nước tạo điều
kiện cho các tổ chức tôn giáo sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
Về quan hệ quốc tế,
chỉ riêng năm 2023, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, có hơn 300 chức
sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giá tham gia hội nghị, hội thảo, các khóa
đào tạo tôn giáo ở nước ngoài, gần 400 lượt người nước ngoài vào Việt Nam hoạt
động tôn giáo…
Những minh chứng cụ
thể trên cho thấy, ngoài việc tạo khuôn khổ pháp lý, Nhà nước cũng kịp thời
giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, giúp cho hàng triệu đồng
bào có đạo trên cả nước được tự do bày tỏ đức tin,
Tại phiên đối thoại về
báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 7/5 vừa qua, các chính sách, nỗ lực và
thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn
giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao.
Chính vì vậy, Việt Nam
bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác
về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế
năm 2024 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ. Phía Việt Nam sẽ tiếp tục
trao đổi với phía Hoa Kỳ về vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần cởi
mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau để đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối
tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ./.
St
Đăng nhận xét