Thời gian vừa qua, một số trường hợp cán bộ cấp cao của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức cách chức tất các các chức vụ trong Đảng, khai trừ Đảng, thậm chí bị bắt, đưa ra xét xử do liên quan đến các sai phạm và trong số này không ít vị còn đang đương chức, mới nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu lâu.
Việc xử lý nghiêm cán
bộ kể cả cán bộ cấp cao sai phạm, là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau
xót, rất đau lòng nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh về kỷ luật của
Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của
Đảng, Nhà nước và ý nguyện của Nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm.
Kỷ luật vài người để cứu muôn người,...
Chưa bao giờ nhiều cán
bộ cả ở cấp chiến lược bị kỷ luật, phải từ chức vì có sai phạm hay để cho cấp
dưới sai phạm, thậm chí bị xử lý hình sự như thời gian gần đây. Công tác cán bộ
đang có nhiều vấn đề đặt ra, nhất là khi chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp và
Đại hội XIV của Đảng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá lại
toàn bộ nhiệm vụ then chốt này; là dịp để sàng lọc cán bộ, lựa chọn những người
đủ đức, tài, điều kiện để tham gia cấp ủy khóa mới.
Mới qua hơn nửa nhiệm
kỳ khóa XIII, đã có gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ
luật, trong đó nhiều trường hợp phải xử lý hình sự, đặc biệt là 5 trường hợp được
Trung ương cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị và nhiều chức danh khác từ đầu
năm 2024 đến nay... Nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ việc một số cán bộ lãnh
đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm
chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc,
nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ
nghĩa, vướng vào tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm”. Mặc dù cuộc đấu
tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được tiến hành rất quyết liệt, bài bản
nhưng không ít cán bộ ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương vẫn
tỏ ra coi thường pháp luật.
Từ những vụ việc cán
bộ cấp cao của Đảng bị xử lý kỷ luật có thể thấy một điều, tiền của, tài sản
Nhà nước bị thất thoát là mất mát lớn, song vẫn có thể làm ra nhưng niềm tin
nếu bị đánh mất thì rất khó để lấy lại. Do đó, việc xử lý cán bộ trong đó có cán
bộ cấp chiến lược là không thể không làm, trước hết để bảo đảm tính nghiêm minh
của kỷ luật Đảng và pháp luật, đưa ra khỏi bộ máy những đối tượng tha hóa, biến
chất; đồng thời, cảnh tỉnh gay gắt cán bộ khác tránh sa vào “vết xe đổ” của
đồng chí mình và việc kỷ luật một vài người để cứu muôn người.
Trước những vấn đề trên,
các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng thông qua các trang mạng xã hội để
tạo dựng, đăng tải những bài viết có nội dung tiêu cực, xuyên tạc về công tác
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, công tác cán bộ của Đảng ta, đặc biệt là đối
với những vị trí cấp cao với mục đích là để những người tiếp cận thông tin có
nhận thức nhầm lẫn, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế
độ.
Việc xử lý cán bộ sai
phạm bất kể người đó là ai, ở cương vị nào thời gian vừa qua của Trung ương, Bộ
Chính trị thể hiện rất rõ tính quyết liệt mà cũng rất nhân văn, phù hợp với quy
định của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ sai phạm, theo đó,
"Ai không dám làm thì xin nghỉ, đứng sang một bên", "Khuyến
khích ai đã trót "nhúng chàm" rồi mà chủ động "rửa tay" thì
sẽ được xử lý nhẹ hơn"... điều đó đã thể hiện sự phòng ngừa từ sớm,
từ xa, không để xảy ra sai phạm mới đi xử lý. Đó là mục tiêu, yêu cầu hàng đầu
trong công tác cán bộ; không để bổ nhiệm, đề bạt rồi mới phát hiện ra sai phạm
của cán bộ từ trước, thậm chí là nhiệm kỳ trước.
Do đó, để khắc phục và
phòng ngừa đến mức thấp nhất việc cán bộ mắc ssai phạm bị xử lý kỷ luật thì mỗi
cấp ủy, chính quyền cần phải đổi mới mạnh mẽ quy trình giới thiệu bầu cử, bổ
nhiệm cán bộ theo hướng công khai, minh bạch và dân chủ thật sự, đánh giá cán
bộ một cách toàn diện về năng lực công tác và khả năng đảm đương cương vị mới
qua nhiều kênh thông tin. Đặc biệt là đánh giá đúng về phẩm chất, đạo đức, lối
sống của cán bộ được giới thiệu bầu cử hoặc bổ nhiệm; khắc phục bằng được biểu
hiện phe cánh, lợi ích nhóm trong công tác này. Đồng thời, xây dụng hệ thống
chính sách đồng bộ, chặt chẽ, công khai, minh bạch để những đối tượng quen thói
"chạy chọt" và xử lý nghiêm cán bộ vi phạm; xây dựng một cơ chế để cán
bộ không thể, không dám, không muốn và không cần tham nhũng./.
Đăng nhận xét