Trăm nghe không bằng một thấy Dự thảo "Luật Đặc Khu".
Quốc hội đang bàn chuyện Đặc khu kinh tế. Dư luận sôi nổi
lên tiếng về chuyện này, có người còn lo "mất nước" nếu Quốc hội
thông qua Tờ trình của Chính phủ cho phép thành lập 3 Đặc khu kinh tế ở Vân Đồn
(Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Khởi phát từ một điểm trong Dự thảo Luật đặc khu là cho phép
người nước ngoài thuê đất tối đa 99 năm, đã tạo cớ cho một làn sóng phản ứng dữ
dội. Qua những dòng chia sẻ trên mạng xã hội, những cuộc chuyện bên quán chè nước
ở vỉa hè, Dự Luật đặc khu đã hòan toàn bị bóp méo thành “bán đất cho Trung Quốc”.
Một lý do không thể nào hợp lý hơn để kích động đám đông dư luận đang nổi cơn
thịnh nộ. Thế là, nhanh như chớp xuất hiện một làn sóng tẩy chay.
Từ nhà báo, facebooker, cho đến các nhà “dân chủ” như Nguyễn
Xuân Diện, Trần An Lộc, Văn Phạm, Võ Hồng Ly… như được bấm nút cứ thế ‘auto chửi
chính quyền bán nước”. Thậm chí có rất nhiều người nói rằng ĐBQH nào bỏ phiếu
thông qua Luật đặc khu 99 năm là “bán nước”, “phản bội Tổ quốc”. Trên mạng có kẻ
còn kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối việc thành lập các Đặc khu kinh tế này,
vì "không thể bán một mét đất nào cho Tàu cộng" nếu như cho phép nước
ngoài thuê đất đến 99 năm tại các Đặc khu kinh tế!
Tiếng chuông xin khẳng định:
1. Không có chuyện Việt Nam đã đồng ý cho Trung Quốc thuê đất
đặc khu với thời hạn 99 năm.
2. Không có chuyện chỉ Trung Quốc mới được thuê đất đặc khu
99 năm.
3. Không có chuyện thời gian mặc định cho thuê đất đặc khu
là 99 năm.
4. Trong dự luật không có chi tiết nào nhắc tới việc cho
Trung Quốc thuê và chỉ cho TQ thuê với thời hạn 99 năm.
Nghiên cứu dự Luật Đơn vị hành chính-Đặc khu kinh tế (Dự luật
công bố năm 2017) sửa đổi lần thứ 7/2018, ta thấy:
Về thời hạn cho sử dụng đất, được quy định tại điều 32/khoản 1/ Mục 2/Chương III như sau:
"Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất
của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất
để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời
hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ
quyết định".
- Tức là thời gian cho thuê giao động từ 1 đến 70 năm, trường
hợp đặc biệt (tức quy mô cực kỳ lớn) sẽ được gia hạn không quá 99 năm theo thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Thời gian cho thuê phải được quyết định bởi chính quyền đặc
khu kinh tế (UBND đặc khu). Như vậy, doanh nghiệp trong và ngoài nước được thuê
theo thời gian được Chính quyền Đặc khu hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép chứ
không có quyền tự gia hạn cho mình, thời gian cho thuê còn tùy thuộc vào quy mô
của doanh nghiệp đó.
- Về diện tích đất thuê, đất đặc khu được chia theo từng lô
để thuê đất các doanh nghiệp phải đấu thầu vì thế doanh nghiệp nào thắng sẽ được
thuê lô đất đó chứ không có chuyện là chia lô theo Chính quyền mà các doanh
nghiệp này phải tự cạnh tranh lẫn nhau để được sử dụng mảnh đất đó. Vì thế, việc
Trung Quốc có vào thuê hay không còn tùy thuộc vào mức độ đầu tư của họ và họ
có thắng thầu hay không.
- Về sự xuyên tạc rằng "TQ sẽ đồng hóa Việt Nam",
đây là một giả thuyết không có cơ sở. Đầu tiên, đây là đất đặc khu mục đích
chính là để phát triển kinh tế, làm ăn và kinh doanh, đầu tư không phải đất định
cư. Tất cả việc sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều phải được thông qua bởi Cục
Hải quan, Cục xuất nhập cảnh, Bộ Công an,... có thẩm quyền. Không có chuyện tự
tiện ra vào Việt Nam mà không có giấy thông hành của các cơ quan có thẩm quyền
nêu trên.
- Việt Nam cấm mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ một
cách trái phép vào Việt Nam vì vậy không có chuyện sợ chúng nó xây dựng căn cứ
quân sự vì đây là khu kinh tế, không phải khu quân sự. Mặt khác, pháp luật Việt
Nam nghiêm cấm các hành vi sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái
phép. Nhưng vẫn phòng trừ các trường hợp mang trái phép mà không bị phát hiện
vì thế Bộ Công an, Quốc phòng có thẩm quyền xử lý việc trên.
Đăng nhận xét