Một số người trên đất nước này vẫn đang từng ngày, từng giờ kêu gọi, phản đối Luật An ninh mạng, nhưng mà kính thưa các vị, các vị có biết Facebook thu được rất nhiều tiền từ Việt Nam và đang âm thầm đầu độc, là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, gây bao nhiêu nỗi đau cho các gia đình... Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Facebook đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở 3 lĩnh vực: Quản lý nội dung thông tin, quảng cáo online, thuế và thanh toán xuyên biên giới. Cụ thể:
- Facebook đang không đáp ứng tốt việc bóc gỡ các Fanpage có những hoạt động kích động chống phá Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Trên Facebook đang cho phép tồn tại rất nhiều tài khoản cá nhân, Fanpage, nhóm có nhiều bài đăng với nội dung vu khống, chống phá chính quyền, bôi nhọ, phỉ báng các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước, những nội dung sai sự thật và xuyên tạc này được tung ra và lan truyền theo từng đợt từng dịp, rất nhiều tổ chức phản động... đã lợi dụng mạng xã hội Facebook để bôi nhọ, nói xấu với mục đích chính trị. Những nội dung đó đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng Việt Nam, Nghị định 72/2013 của Chính phủ và Thông tư 38 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các cơ quan quản lý đã liên tục gửi công văn, email nhiều lần yêu cầu Facebook gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc, sai lệch. Thế nhưng, mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã liên tục trì hoãn, thậm chí không gỡ bỏ với lý do nội dung không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng...

- Facebook đang cho phép quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp tại Việt Nam như tiền giả, hàng giả, vũ khí, pháo,... một cách công khai mà không qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. Năm 2018, Google và Facebook đã chiếm đến 66,7% thị phần quảng cáo Việt Nam. Thế nhưng hai "ông lớn" này vẫn "dửng dưng" với nghĩa vụ phải đóng thuế tại Việt Nam.

Có những nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật của Việt Nam nhưng vì có tiền quảng cáo đổ về nên Facebook vẫn để chúng tồn tại. Việc những doanh nghiệp nước ngoài như Facebook không đóng thuế vừa khiến nhà nước thất thu vừa thả nổi thị trường quảng cáo trực tuyến.

Các công ty này có rất nhiều cách để “gây sức ép” lên các cơ quan quản lý nhà nước và các lãnh đạo ở Việt nam, có lúc thì thông qua đường ngoại giao, các tổ chức “lobby chính sách” của Mỹ như các liên minh, hiệp hội hay hội đồng các loại, mà luôn có cách để né tránh, trì hoãn và không tuân thủ triệt để các yêu cầu của các cơ quan chức năng về việc tuân thủ luật pháp Việt nam.

Facebook và các tổ chức “lobby chính sách” cho họ cũng rất “giỏi” trong việc câu giờ, đánh tráo khái niệm, né tránh các vấn đề nhạy cảm, chỉ đề nghị họp, gặp mặt, rồi lại hẹn gặp mặt mà gần như không cam kết gì, đặc biệt không bao giờ cam kết bằng văn bản, thoả thuận, thể hiện sự không tôn trọng các nguyên tắc hợp tác cơ bản với các cơ quan nhà nước khi kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại Việt nam.
Một điều quan trọng nữa là các đại diện được cử sang làm việc với Việt nam lại không phải là những người có thể ra quyết định, nên làm mất thì giờ của các cơ quan Việt nam.

Đăng nhận xét

 
Top