Nghề giáo dục từ trước đến nay vẫn được mọi người coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý và được xã hội tôn trọng và tôn vinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy – những người mở trí, khai tâm cho con người bằng câu nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”; Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Vậy mà thời gian gần đây ngành giao dục liên tiếp xảy ra những vụ việc đáng tiếc làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, niềm tin và sự kính trọng của nhân dân đối với ngành giáo dục cũng có nhiều giảm sút:
-     -  Việc chạy trường, chạy lớp, chạy thầy/cô, chạy điểm.
-     -   Tiêu cực trong thi cử.
-      - Bạo lực học đường.

     -   Đạo đức giữa thầy/cô và học trò có nhiều mặt đáng lo ngại: Thầy/cô giáo dâm ô với học sinh, nghiêm trọng là dẫn đến nữ học sinh mang thai; thầy cô giáo có quan hệ tình cảm…

Dẫu biết là ngành nào, lĩnh vực nào cũng có mặt trái, mặt tồn tại, nhưng đối với ngành giáo dục và đặc biệt là trong môi trường giáo dục thì cần phải hạn chế thấp nhất chứ không muốn nói là không để xảy xa những hiện tượng, vụ việc như trên.
Và để chấn chỉnh, lấy lại hình ảnh của mình ngành giáo dục cần phải có sự thay đổi thực chất, không chỉ thay đổi trong chương trình giảng dạy mà cần phải thay đổi trong chính ngành giáo dục, trong mỗi người thầy/cô, nhất là sinh viên từ khi còn ngồi trong trường sư phạm phải xác định đã đến với nghề sư phạm là phải có tâm, có đạo đức, xác định mình sẽ là tấm gương để dạy và để học sinh noi theo, chứ đừng chạy theo cơ chế thị trường mà đánh mất bản thân, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành…
Chứ đừng ban hành những quy định kiểu như chạy theo dư luận, không ban hành thì thôi chứ ban hành ra rồi lại gây bức xúc, hoang mang cho dư luận kiểu như:
1.   Dự thảo thông tư ban hành năm 2018 có quy định về quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp để lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, sinh viên, nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư, sẽ bị buộc thôi học. Nếu vi phạm lần đầu tiên trong cả khóa học, sinh viên bị khiển trách và lần thứ hai sẽ cảnh cáo, lần thứ ba đình chỉ có thời hạn. Sinh viên chứa chấp, môi giới mại dâm sẽ bị buộc thôi học ngay lần đầu tiên phát hiện vi phạm.

2.  Thông tư số 06/2019 có hiệu lực từ ngày 28.5, đưa ra quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, hành vi ứng xử của các chủ thể trong các nhà trường. Trong đó,  Điều 4 thông tư có quy định: “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách của pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục".



Đăng nhận xét

 
Top