1,
2, 3 ZÔ! 1, 2, 3 ZÔ! 1, 2, 3 ZÔ!
SAO
ÔNG ANH KÉM THẾ! TƯỞNG THẾ NÀO!
VÀO
3 RA 7.
CHỦ
NHÀ THÌ VƠI, KHÁCH ĐẾN CHƠI THÌ ĐẦY!
CHÚ
KHÔNG UỐNG LÀ CHÚ ĐÉO NỂ ANH!
CHÚ
KHÔNG UỐNG THÌ VỀ NÚP VÁY VỢ ĐI!
CHÚ
KHÔNG UỐNG THÌ COI NHƯ KHÔNG CÓ ANH EM ĐÉO GÌ NỮA!
CHÚ
KHÔNG UỐNG THÌ NGỒI XUỐNG MÂM DƯỚI!
……..
Đó là những câu nói nghe rất quen thuộc mà hình như trong bất kỳ cuộc rượu nào cũng có những câu nói kiểu như vậy. Trước khi để ngồi vào bàn nhậu với nhau thì có muôn vàn lý do để đến được với nhau: Buồn cũng uống, vui cũng uống, mua xe, mua nhà cũng uống, anh em lâu ngày gặp mặt cũng uống .... và khi đã ngồi vào mâm vào bàn với nhau rồi thì quên hết sự đời, quên hết những người còn đang ở phía sau và phía trước tay lái của mình.
Đó là những câu nói nghe rất quen thuộc mà hình như trong bất kỳ cuộc rượu nào cũng có những câu nói kiểu như vậy. Trước khi để ngồi vào bàn nhậu với nhau thì có muôn vàn lý do để đến được với nhau: Buồn cũng uống, vui cũng uống, mua xe, mua nhà cũng uống, anh em lâu ngày gặp mặt cũng uống .... và khi đã ngồi vào mâm vào bàn với nhau rồi thì quên hết sự đời, quên hết những người còn đang ở phía sau và phía trước tay lái của mình.
Để
rồi kết thúc cuộc rượu khi ra về thì không biết trời đâu, đất đâu nữa, nhiều
người khi về đến nhà ngày hôm sau tỉnh dậy không biết hôm trước mình đi về kiểu
gì, đi như thế nào, mình tự đi về hay ai đưa mình về nữa… tuy nhiên những người
như vậy vẫn còn may mắn. Đã có nhiều trường hợp khi điều khiển phương tiện ra
về (xe máy, xe ô tô, xe thô sơ) do lúc này không làm chủ được hành vi, rượu vào
bốc đồng đi xe lạng lách, tốc độ cao tự gây tai nạn hoặc gây tai nạn cho người
khác, nhẹ thì bị thương nặng thì thiệt mạng đối với mình và gây tai nạn cho
người khác.
Thời
gian qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do
người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia vượt quá mức cho phép gây ra
những tai nạn thảm khốc.
Như vậy có thêr thấy trong
các cuộc rượu nhiều khi ép nhau uống rượu là ép nhau cầm dao giết những người
vô tội ngoài kia. Những cái ác hồn nhiên đến lạnh tanh từ Rượu!
Hôm trước những gia đình còn
đang hạnh phúc, những đứa trẻ đang còn có đầy đủ mẹ, cha thì bỗng dưng tai họa
ập đến.... Những người vợ mất chồng, người chồng mất vợ, những đứa con mất đi
bố, mẹ; nhiều vụ cả gia đình đều mất mà lý do vì những kẻ uống rượu và những kẻ
ép rượu.
Tài xế có tội một thì những
kẻ ép rượu có tội mười. Chúng nó chỉ vui cái phút chốc kích bác ép uổng máu
chó, đâu nghĩ rằng có thể một lúc sau là những mạng người bị tước đoạt một cách
vô cớ cho những lần ép ấy. Mà những nạn nhân có thể là những bà mẹ nghèo, những
ông bố lao động kiếm tiền lo cho vợ con, những sinh viên tương lai còn phơi
phới...
Và cho dù là ai đi chăng nữa,
mà là một cuộc đời bị huỷ diệt, một vài mạng sống bị cướp đi, thì những kẻ máu
chó, dù là uống rượu hay ép rượu, đều đáng nguyền rủa đến muôn đời. Nguyền rủa
cho đến khi nào thứ văn hoá mạt hạng và khốn kiếp mang tên Uống và Ép ấy phải
tuyệt chủng mới thôi.
Không thể hiểu nổi đâu ra cái
thú vui ép đồng loại uống cho gục; đâu ra cái tình thân được đong đo bằng cốc
bia chén rượu; đâu ra sự chân tình bằng hơi men để mà cứ cụng nhau canh cách
thách nhau nằng nặc và nồng nặc trong hơi men
Nếu Sống không cần phương hướng, không biết sự an toàn của đồng loại thì tự vào rừng mà sống, chứ mang mầm ác mà gieo một cách hồn nhiên thì xin đừng làm người nữa!
Nếu Sống không cần phương hướng, không biết sự an toàn của đồng loại thì tự vào rừng mà sống, chứ mang mầm ác mà gieo một cách hồn nhiên thì xin đừng làm người nữa!
Và từ hôm nay tôi cũng tuyên
bố thẳng, kẻ nào ngồi với tôi trong bất cứ cuộc vui nào mà còn văn hoá ép uống
thì tránh ra nhé. Tôi không cần quan hệ với những kẻ đó, dù bất cứ lý do gì.
Tôi chưa thấy có tình thân nghĩa thân nào đến từ những kẻ ép rượu, nên tôi
không cần những kẻ đó trong đời!
Xin lỗi, tôi không thể nhìn
người vô tội tự dưng phải bất hạnh vì những cái ác lạnh tanh ấy!
Hãy cùng tôi nói không với
nạn ép rượu bia, vì một cuộc sống bớt đau thương!
Những
quốc gia có hình phạt nghiêm khắc đối với người điều khiển phương tiện giao
thông liên quan đến rượu, bia
NHẬT BẢN
Đất nước Mặt trời mọc có khung hình phạt nghiêm khắc vào loại
nhất thế giới với các tội liên quan đến uống rượu bia và lái xe.
Với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở (tương đương với 1 ly
bia), người điều khiển xe bị quy vào lỗi "lái xe trong điều kiện không
tỉnh táo", bị phạt tù lên tới 3 năm và 500.000 Yen (khoảng 4.500
USD hay 104 triệu đồng).
Khi cảnh sát giao thông phát hiện tài xế "lái xe trong tình
trạng say rượu", người vi phạm có thể bị phạt tới 5 năm tù và 1 triệu yen
(khoảng 200 triệu đồng).
Đặc biệt, nếu phương tiện của lái xe say rượu hoặc không tỉnh
táo chở theo hành khách, hành khách cũng bị xử phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.
Singapore
Đảo quốc Sư tử nổi tiếng với
sự sạch sẽ và kỷ luật và cũng không nhân nhượng với những hành vi lái xe
vô trách nhiệm. Cũng như Nhật Bản, Singapore cũng có hình phạt tù, phạt tiền và
lao động công ích đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng đồ
uống có cồn.
Nếu bị phát hiện có nồng độ
cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền lên
đến 5.000 SGD (tương đương 3.600
USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam.
Anh
Ở Anh quốc, người lái xe thậm
chí còn chưa kịp điều khiển phương tiện đã bị phạt nếu phát hiện ra có nồng độ
cồn vượt quá mức cho phép.
Một người sẽ bị phạt ngay nếu
sau khi uống rượu bia mà có ý định điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Tức là chỉ cần ngồi trong ôtô mà hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép
cũng sẽ bị phạt.
Nước này phạt từ 3 đến 6
tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 3.100
USDhay 74 triệu đồng) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm)
cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
Thậm chí, ở Anh, nếu bị kết
tội liên quan đến các hành vi lái xe uống rượu, người lái xe cũng gặp rắc rối
lớn, rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay đến Mỹ.
Hàn Quốc
Xứ sở Kim chi nổi tiếng với
rượu soju, nhưng chỉ uống 3 ly rượu này và ngồi lên xe, người lái xe lập tức
đối diện với 3 năm tù giam.
Với nồng độ cồn vượt mức 0,05
mg/lít khí thở, người lái xe sẽ bị quy vào tội hình sự và có thể ngồi tù 3 năm
và phạt 10 triệu won (khoảng 8.800
USD hay 206 triệu đồng) và bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy
thuộc vào mức độ.
VIỆT NAM
Theo quy định của Luật Giao thông Đường bộ, người điều
khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa
vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng và phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.
Người lái xe ôtô có thể bị phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng nếu
có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở; hoặc
không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn và
bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4-6 tháng.
Đăng nhận xét