Lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo là thủ đoạn mà các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, trong đó có Việt Nam. Thời gian vừa qua, khi Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, Mỹ và một số nước Châu Âu thường xuyên lợi dụng chiêu bài này để gây sức ép về chính trị với chúng ta, buộc chúng ta phải chấp nhận các yêu sách của chúng. Mới đây thôi, tổ chức Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế (FIDH), trụ sở tại Paris, trong buổi họp lần thứ 40 của tổ chức này vào ngày 25 tháng 10 ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam gia tăng đàn áp xã hội dân sự và thiếu vắng công lý về môi trường nhân Hội nghị lần thứ 40 tại Đài Bắc. Đáng nói là, thông cáo này được khởi đầu từ một kẻ phản động lưu vong Võ Trần Nhật, người tự xưng là “đại diện cho Ủy Ban Quyền Làm Người Việt Nam”, một thành viên của FIDH, lên tiếng cảnh báo về tình trạng gia tăng đàn áp các bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.

Theo đó, nội dung của Nghị quyết này là “lên án biện pháp đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam đối với tất cả những chỉ trích và phản đối ôn hòa về sự đàn áp cũng như những vấn đề nhân quyền khác. Cụ thể đó là thực trạng gia tăng bắt bớ, tuyên những bản án tù dài đối với giới hoạt động xã hội dân sự, hình sự hóa quyền tự do biểu đạt bằng những điều luật mang tính giới hạn và một chính sách chung nhằm tạo nên một bầu khí lo sợ trong những người muốn tham gia vào công việc chung”. Nực cười ở chỗ, tất cả những luận điệu xuyên tạc trên đây lại xuất phát từ một kẻ phản động ở hải ngoại, không hề đặt chân đến Việt Nam trong nhiều năm, chỉ nắm tình hình qua các đối tượng chống đối ở trong nước; vậy mà các thành viên của tổ chức này đều tin tưởng và nhất trí thông qua. Thế mới biết được uy tín của tổ chức này đến đâu.

Xi thưa với anh Võ Trần Nhật và các thành viên của tổ chức Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế (FIDH) thế này, nếu làm cuộc khảo sát thật sự ở Việt Nam, thì kết quả các anh chị nhận được sẽ là chẳng hề có việc đàn áp người bất đồng chính kiến hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Có thể nói, quyền con người không có gì xa lạ trên đất nước Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, quyền con người luôn là mục tiêu nhất quán, xuyên suốt. Các Cương lĩnh của Đảng, từ Chánh cương vắn tắt (năm 1930) cho đến Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội XI (năm 2011) đều xem quyền con người là một mục tiêu phấn đấu của Đảng. Hiến pháp nước ta, từ Hiến pháp đầu tiên - năm 1946, đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người và quyền công dân đều được tôn trọng và bảo đảm. Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Theo đó, tất cả quyền con người, từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được hiến định minh bạch và tương thích với Công ước quốc tế về quyền con người. Ngày 25-01-2019, Nhóm làm việc về Rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ III, cơ quan Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo về kết quả rà soát của Việt Nam về tình hình nhân quyền.

Về việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam cho thấy, internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng đã phát triển rất nhanh chóng, bất cứ ai nếu có kiến thức và kỹ năng nhất định đều có thể trở thành “cư dân” thế giới ảo - hệ sinh thái số. Ở đó, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mình cần (cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt) trên các ứng dụng. Được biết hiện nay, ở nước ta, gần 70% dân số sử dụng internet trung bình 7 tiếng truy cập mỗi ngày/người với giá dịch vụ rẻ nhất thế giới. Không ít không gian cộng cộng ở Việt Nam khi có sự kiện chính trị, lịch sử lớn còn được cung cấp Wifi miễn phí. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến năm 2018, đã có 58 triệu người dùng mạng Facebook, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017. Cho đến nay, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất. Các thế lực thù địch với chế độ ta cũng lợi dụng điều này để đưa thông tin can thiệp, chống phá Đảng, chế độ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hằng năm, Hoa Kỳ công bố hai bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền và tình hình tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Văn bản được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao và sứ quán Hoa Kỳ, sau đó được các cơ quan báo chí, hãng thông tấn phương Tây, như: BBC, RFA, VOA, RFI tiếp tục phát tán. Bản Phúc trình về tình hình nhân quyền thế giới năm 2018 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa qua cũng không nằm ngoài quy luật đó. Về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, Luật Tôn giáo năm 2016 đã có những quy định cởi mở hơn. Chẳng hạn, Luật quy định quyền này không chỉ đối với người có quốc tịch Việt Nam mà cả người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Quyền này còn quy định cho phép người đang thi hành án phạt tù, ở các trại tạm giam, tạm giữ được sử dụng kinh thánh. 

Đến nay, Việt Nam đã gia nhập đầy đủ và nội luật hóa các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người vào hệ thống pháp luật quốc gia. Đó là “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc” (năm 1981); “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (năm 1982); “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội” (năm 1982); “Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị” (năm 1982) ; “Công ước về quyền trẻ em” (năm 1990); “Công ước về chống tra tấn” và “Công ước về quyền của người khuyết tật” (năm 2015), v.v. Thực tế cho thấy, Việt Nam đã ký kết, gia nhập nhiều công ước quốc tế về quyền con người mà những quốc gia phát triển cao hơn chưa ký hoặc ký nhưng chưa phê chuẩn.
VT

Đăng nhận xét

 
Top