1. Thái Lan ngày thứ ba liên tiếp ghi nhận kỷ lục về số ca nhiễm mới, trong đó riêng hôm nay ghi nhận 11.397 ca, nâng tổng số ca nhiễm lên 403.386, trong đó hơn 3.300 người đã thiệt mạng. Chính quyền nước này phải siết chặt đi lại và đóng cửa toàn bộ trung tâm thương mại, áp lệnh giới nghiêm ban đêm ở thủ đô Bangkok và 12 tỉnh, huy động quân đội đến những chốt kiểm soát trên đường phố.
2.
Indonesia đã có gần 3 triệu người nhiễm và hơn 72.000 người t.ử vo.ng, trong đó
hôm qua có gần 1.100 người c.h.ết. Nước này cũng phải áp lệnh phong tỏa nhiều
khu vực, bao gồm cả thủ đô Jakarta và dồn lực cho đảo Java do các bệnh viện gần
như đã quá tải. Tuy nhiên, một số vùng xa xôi với tỷ lệ tiêm chủng thấp đang
bắt đầu chứng kiến ca nhiễm tăng cao.
3.
Campuchia cũng đang có hơn 66.000 ca nhiễm và gần 1.100 người t.ử vo.ng. Tình
hình căng thẳng đến mức nước này phải đặt mua khoảng 3.000 quan tài từ Thái Lan
để chuẩn bị cho kich bản xấu, nhưng cũng chưa nhận được vì chính Thái Lan cũng
đang nguy ngập.
4.
Singapore hiện ghi nhận gần 63.000 ca nhiễm. Kế hoạch tái mở cửa đã phải hoãn
lại và chính quyền siết chặt nhiều hạn chế sau khi xuất hiện ổ dịch từ một quán
karaoke.
5.
Nhật Bản gần 835.000 ca nhiễm và hơn 15.000 t.ử vo.ng, điều đáng lo ngại là đã
ghi nhận trường hợp vận động viên tại Làng Olympic mắc Covid-19.
6.
Hàn Quốc cũng liên tục ghi nhận hơn 1.000 ca mỗi ngày suốt nhiều ngày qua, mức
tăng chưa từng có trong những đợt dịch trước, buộc chính phủ áp dụng nhiều lệnh
hạn chế chặt chẽ. Nước này hiện ghi nhận hơn 177.000 ca nhiễm và hơn 2.000 ca
t.ử vo.ng.
Về phần mình, Việt Nam cũng đã vượt mốc 51.000 ca khi sáng nay ghi nhận 2.472 ca mới và 626 ca được TP.HCM đăng ký bổ sung. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 47.343, ghi nhận ở 58 tỉnh thành.
Nhiều
nước từng được coi là hình mẫu đối phó Covid-19 đều đang oằn mình với biến
chủng Delta. Việt Nam không có nguồn tài chính và nền y tế tiên tiến như các
cường quốc nên luôn phải ưu tiên phòng dịch từ xa và phong tỏa chặt chẽ, chính
vì lo sợ nguy cơ vỡ trận do quá tải hệ thống y tế giống Ấn Độ và giờ là
Indonesia.
Điều
cần nhất bây giờ là người dân cả nước đoàn kết và phối hợp với chính phủ, tuân
thủ giãn cách để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và giảm tải gánh nặng cho
ngành y tế trong lúc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine. Có vậy thì mới
khống chế được đợt dịch thứ tư và đưa cuộc sống dần trở về bình thường.
Giờ
không phải lúc kỳ thị phân biệt vùng miền hay chỉ trích lẫn nhau, hãy tập trung
vào đối phó dịch bệnh đi đã, vì tất cả chúng ta đều là người Việt Nam!
Việt
Nam vẫn thể hiện quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19, khẳng định chủ quyền
không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tính chính
nghĩa của cuộc chiến tranh giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng
Khmer Đỏ./.
Đăng nhận xét