Tin giả, trong từ điển tiếng Anh và truyền thông quốc tế gọi là fake news, có nghĩa là tin rác, tin giả mạo được tuyên truyền nhằm cố ý lừa bịp người khác. Ở Việt Nam, trong đời sống dân gian, loại tin đó được gọi nôm là “tin vịt”. Tin giả giờ đây không chỉ được lan truyền miệng từ người này sang người kia mà thông qua các hiệu ứng truyền thông, mạng xã hội, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Vì là tin bịa đặt nên được cường điệu, hàm chứa sự ly kỳ, dễ đánh vào xúc cảm, tâm lý của những người có độ “hóng” cao.
Tin
giả được tạo dựng, tán phát liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... gây những hệ quả nghiêm trọng,
ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn
hóa dân tộc cũng như thái độ, suy nghĩ, hành động của người dân. Một trong
những hệ quả mà các tin tức giả gây ra là làm suy giảm niềm tin của công chúng
vào các cơ quan báo chí, truyền thông, khiến cho công chúng không xác định được
đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận. Trong điều kiện các thế lực
thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng internet để tiến hành chống
phá, các tin tức, hình ảnh giả mạo được tung ra muôn hình vạn trạng. Các bằng
chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, sai lệch niềm tin do tiếp nhận tin giả
giống như dịch bệnh lây lan. Khi cá nhân chia sẻ tin giả cũng đồng nghĩa với
lây truyền niềm tin độc hại.
Thời
gian qua, tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên Internet rất phức
tạp. Các đối tượng triệt để lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tuyên
truyền, vu cáo, kích động chống Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, gây rối
loạn về thông tin.
Thủ
đoạn phổ biến là tạo lập các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, mạo danh lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu chính quyền các cấp, mạo danh người nổi
tiếng; chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả,
tin sai sự thật nhằm dẫn dắt dư luận; lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn đề thu
hút sự quan tâm của xã hội để tạo dựng thông tin giả mạo, đánh lừa dư luận.
Bên
cạnh đó, xuất hiện hiện tượng một số đối tượng xấu vì động cơ vụ lợi đã tạo
dựng tin giả, tin sai sự thật, tán phát trên mạng xã hội để thu hút người dùng
tương tác nhằm thu về lợi ích từ việc bán hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, lợi
ích vật chất... gây hoang mang dư luận. Họ tung ra tràn lan các video có nội
dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền.
Một số đối tượng tìm mọi cách để gây ảnh hưởng, nổi tiếng trên mạng xã hội, sản
xuất video có nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích
động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu Đảng, chính quyền…
Trên
thực tế, tin giả không chỉ gây tâm lý hiếu kỳ, tò mò của độc giả mà nó còn làm
suy yếu các phương tiện truyền thông. Tin giả không chỉ hướng lái sai lệch
người đọc, người xem mà nhiều khi còn đánh lừa cả một số phóng viên khiến báo
chí cũng trở thành nạn nhân. Tin chưa được kiểm chứng từ cá nhân trên Facebook,
Zalo... nhưng có những phóng viên khi sử dụng đã thiếu kiểm chứng, biến thành
sản phẩm báo chí, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu. Do vậy, để bảo đảm tính kịp
thời, hiệu quả trong nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với nạn tin giả,
giảm thiểu tác động xã hội của nó, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, liên thông của
các cơ quan chức năng. Cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ nhưng linh hoạt,
vận dụng nghiêm khắc chế tài, luật pháp để xử lý nghiêm mọi cá nhân, tổ chức
tung tin giả.
Đăng nhận xét