Thời gian gần đây, công tác cán bộ được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì thế, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ cấp chiến lược ngày càng được nâng cao. Chưa bao giờ đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến địa phương được đào tạo bài bản, khá toàn diện về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... Trong đó có nhiều cán bộ trẻ, năng động, đầy triển vọng phát triển, có học hàm, học vị cao, sớm được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt, được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... với rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ đào tạo trong và ngoài nước. Và những cán bộ nhiều bằng cấp, chức danh, học vị cao như trên thường được mọi người ví von gọi với biệt hiệu là những người nhiều “chữ”.
Tuy
nhiên, thực tế cho thấy ở một số nơi, một số vị trí, một số lãnh đạo có một vài
vị tuy nhiều “chữ”, nhiều bằng cấp thật, nhưng trong đời sống và công tác, họ
lại tỏ ra là người sống quá ít tình, ít nghĩa. Số cán bộ này chỉ chăm chăm tìm
cách nịnh nọt, lấy lòng cấp trên rất chu đáo, nhiệt tình, còn ở cơ quan thì tuy
không đến mức “quát nạt” cấp dưới, nhưng trong thâm tâm, họ luôn tự coi mình
như “quan phụ mẫu”, chẳng coi ai ra gì, thậm chí còn tỏ ra lạnh nhạt với cán bộ
dưới quyền.
Có
nơi, có lãnh đạo sống theo kiểu “thực dụng chủ nghĩa”, chỉ biết việc mình, cứ
khi có việc gì khó thì nhờ vả đồng nghiệp, cán bộ dưới quyền, ra bộ tình cảm
“anh anh em em”, nhưng xong việc rồi thì quên luôn, chẳng bao giờ quan tâm, tạo
điều kiện cho anh em cấp dưới thăng tiến, vì lo sợ một số người tài giỏi trong
cơ quan có thể phát triển bằng mình.
Ngoài
ra, có vị nhiều “chữ”, thường rao giảng, lên lớp với những mớ lý luận sáo rỗng về
chủ nghĩa Mác - Lênin, về đạo đức cách mạng, về mối quan hệ đoàn kết, giúp đớ
lẫn nhau trong đơn vị, nhưng trái lại những vị này lại luôn tìm cách kéo bè,
kéo cánh, triệt hạ người có tài đức bằng đủ mọi mưu kế.
Thời
gian qua, thực hiện công tác đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng phát động đã có nhiều cán bộ cấp cao, thuộc diện Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật, cách chức, khai trừ khỏi
Đảng, bị khởi tố, bắt giam... trong đó nhiều vị có trình độ cao, thậm chí rất
cao, chắc hẳn là người có nhiều “chữ”, nhưng khi có hành vi tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng thì rõ ràng, họ là những cán bộ sống “vô
ơn, bội nghĩa” làm mất uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân vào vai trò
lãnh đạo của Đảng...
Với
những biểu hiện và hành vi của những vị công bộ, lãnh đạo như trên đòi hỏi mỗi cấp ủy đảng các cấp cần
nhận diện rõ những đối tượng nhiều “chữ”, nhưng bội nghĩa này để kiên quyết
sàng lọc, loại bỏ khỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý càng sớm càng tốt để
xây dựng đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoàn kết. Như vậy, cán
bộ cấp dưới mới yên tâm công tác, tôn vinh những vị lãnh đạo cấp trên mình là
người có đức, có tài, vừa hồng, vừa chuyên, xứng đáng là người lãnh đạo do mọi
người trong đơn vị tín nhiệm bầu ra để lãnh đạo, điều hành công việc./.
Đăng nhận xét