Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý và phục vụ người dân và một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ và các địa phương là đẩy mạnh phát triển Chính phủ/chính quyền điện tử, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.



Để cụ thể hóa chủ trương trên, ngày 08/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; ngày 04/4/2022 ban hành Quyết định số 422/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2022. Theo đó: Dịch vụ công trực tuyến là: dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến có 4 mức độ:

- Mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

- Mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Nếu trước đây, muốn đăng ký thủ tục hành chính cá nhân, tổ chức phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Nay, với phương thức Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, mọi việc liên quan đến thủ tục hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị.

qua đó sẽ giúp cơ quan nhà nước giảm thiểu được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện hơn và khoa học hơn. Tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Với những tiện ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị cũng lợi dụng không gian mạng để truyền bá các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận những lợi ích mà dịch vụ công trực tuyến mang lại cho đời sống, xã hội. Chúng cho rằng việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến không được người dân “mặn mà đón nhận”, "sau 3 năm vận hành, mọi thứ dường như vẫn không thay đổi. Việc kết nối dữ liệu, tài khoản và giao diện giữa hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các địa phương chưa thông suốt, nơi có, nơi không, cách triển khai của cán bộ phụ trách cũng lúng túng, có nhiều sai sót”...

Những luận điệu xuyên tạc như trên của các đối tượng là hoàn toàn sai trái, bịa đặt, xuyên tạc các quan điểm, chủ trưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về chủ trương triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến là góp phần xây dựng thành công Chính phủ/chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu người dân, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội nên hoàn toàn không có chuyện triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến là hao tiền tốn của, là “hành dân” như các thế lực thù địch, phản động đã đưa ra.

Do đó những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng nêu trên cần phải lên án và mọi người cần phải thận trọng khi tiếp nhận thông tin và tin tưởng vào chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về dịch vụ công trực tuyến đang triển khai ở các bộ, ngành Trung ương và địa phương hiện nay./.

Đăng nhận xét

 
Top