Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện gần 1 thế kỷ, nhưng thế giới vẫn “bó tay” chưa nghiên cứu ra vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc chữa. Trong khi đó, Việt Nam đã chính thức nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thành công loại vắc xin phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, dự kiến trong quý 1 năm 2021 này sẽ sản xuất thương mại.
Các
chuyên gia thế giới về bệnh lợn cho biết, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bắt đầu
xuất hiện vào năm 1921 tại Châu Phi, năm 1957 lan sang Châu Âu và Châu Mỹ. May
mắn một số nước đã thanh toán được dịch bệnh này, tuy nhiên, như Tây Ban Nha
phải mất 30 năm mà biện pháp quan trọng nhất chính là tiêu huỷ đàn lợn.
Đến
năm 2007, dịch bệnh DTLCP lại xuất hiện tại Châu Âu và giờ là Tây Âu. Việc lây
lan chủ yếu là do vận chuyển sản phẩm thịt lợn bị nhiễm mầm bệnh.
Trong
khi đó, theo số liệu mới công bố của Cục Thú y, hiện dịch bệnh này đã lây lan
ra khoảng 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, tiêu tốn hàng chục tỷ USD
cho việc phòng ngừa. Đặc biệt, dịch bệnh này hiện nay đang hoành tại các tỉnh ở
Trung Quốc khiến quốc gia này phải tiêu huỷ khoảng 200 triệu con lợn, gây thiệt
hại lớn chưa từng có và đang đối diện với nguy cơ thiếu thịt lợn trầm trọng.
Đối
với dịch Covid-19, hiện nay Việt Nam cũng đã có 02 loại vắc xin đang được thử
nghiệm lâm sàng.
Đây
là những kết quả rất đáng khích lệ, trân trọng và tự hào đối với nền y học nước
nhà./.
Đăng nhận xét