Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn. Internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội.
Chỉ
cần sở hữu phương tiện điện tử (điện thoại thông minh, laptop) có kết nối
Internet, cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến
người khác mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên, không phải thông tin nào mà mọi người
truyền đạt, đăng tải lên mạng xã hội đều tốt. Đáng chú ý là tình trạng các hội,
nhóm tiêu cực xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng gây
tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật
tự xã hội nói chung.
Thực
tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn
hiệu quả cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải
hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo".
Thông
qua các hội, nhóm tiêu cực, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm,
đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của
mình. Điều này mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi
những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái
độ cực đoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, dẫn đến bị các thế lực thù địch
lợi dụng, lôi kéo, kích động hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng
tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân.
Việc
lợi dụng các quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng đã và đang tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng.
Với
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, mạng xã hội xuyên quốc gia như
Facebook, Twitter, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu
văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Nhưng chưa bao giờ
môi trường ảo lại nhiều tác động tiêu cực như hiện nay. Tình trạng lợi dụng tự
do ngôn luận phát tán tin giả, tin sai sự thật, các nội dung phản cảm, thiếu
tính giáo dục, kích động bạo lực trên không gian mạng đang diễn biến rất phức
tạp.
Nhận
thức rõ những nguy cơ lợi dụng tự do ngôn luận trên không gian mạng đe dọa đối
với an ninh quốc gia, nhiều nước trên thế giới cũng đã triển khai các biện pháp
nhằm kiểm soát tốt hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội và
hạn chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại.
Ở
Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người,
trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là
quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa năm 1946. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Khung pháp
lý của nước ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tương thích với
luật pháp quốc tế về quyền con người.
Nhận
thức rõ tầm quan trọng, lợi ích cũng như những hiểm họa từ mặt trái của
Internet và mạng xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách
phù hợp nhằm phát triển Internet và mạng xã hội; đồng thời bảo vệ an ninh mạng
và phòng, chống lợi dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc, chống phá chính
quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bên
cạnh các quy định của pháp luật, các biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ
quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều
chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần
thiết./.
Đăng nhận xét