Cứ đến dịp cuối năm là một số tổ chức phi chính phủ được Hoa Kỳ tài trợ lại đưa ra những bản báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam không mấy sáng sủa. Mục đích của những tổ chức, cá nhân sản xuất ra những bản báo cáo ấy không gì khác là chống phá, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Vẫn biết những luận điệu, chiêu trò xuyên tạc chống phá ấy chỉ là vô vọng, nhưng có những điều, đặc biệt là về tự do ngôn luận, tự do báo chí… vẫn cần phải nói thêm để dư luận trong và ngoài nước hiểu thêm về thực tế và bộ mặt thật của những tổ chức, cá nhân vốn lâu nay thù địch với Việt Nam.



Đối với vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, một số tổ chức, cá nhân thù địch vẫn cáo buộc Việt Nam là trong những quốc gia có nhiều “nhà báo tự do” bị bỏ tù nhiều nhất. Theo chúng một trong các tội danh mà Việt Nam thường dùng để trấn áp những “nhà báo tự do” có tiếng nói chỉ trích chính quyền là “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”… Các bản báo cáo còn rêu rao nhiều điều nhưng chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ thấy sự “nhập nhèm đánh lận con đen” trong nhìn nhận của một số tổ chức, cá nhân bấy lâu nay thiếu thiện chí với Việt Nam.

Trước hết cần phải nói rõ tại Việt Nam không có khái niệm “nhà báo tự do” mà chỉ có các nhà báo hành nghề được cơ quan chức năng cấp thẻ nhà báo. Đối với những người viết ý kiến cá nhân, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh… tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác thông qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Youtube… họ chỉ là những cư dân mạng bình thường chứ không phải là nhà báo.

Như vậy, việc một số tổ chức, cá nhân núp bóng nhân quyền gắn cho những cư dân mạng vi phạm pháp luật bị các cơ quan chức năng xử lý cái danh “nhà báo tự do” là sự “nhập nhèm đánh lận con đen” nhằm dụng ý xấu chống phá Việt Nam. Thực chất họ chỉ là những cư dân mạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do Internet để vi phạm pháp luật Việt Nam và ở Việt Nam không có nhà báo nào phải vào tù vì hành nghề báo chí như một số tổ chức, cá nhân thù địch cáo buộc, rêu rao.

Mọi cư dân mạng ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình trong khuôn khổ pháp luật. Một số người bị phạt tù là bởi họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam, lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Các tổ chức và cá nhân thù địch đã “nhập nhèm đánh lận con đen” gọi những người này là “nhà báo tự do” để vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền. Ở Việt Nam không có nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những luận điệu, chiêu trò cho rằng Việt Nam là một trong số những quốc gia có nhiều “nhà báo tự do” bị bỏ tù nhất, thực chất chỉ là trò đánh lừa dư luận./.

 

Đăng nhận xét

 
Top