Thời gian qua, những kẻ chống phá, bất mãn, cơ hội và các thế lực thù địch luôn tìm cách chỉ trích, chống phá Việt Nam trên nhiều ấn đề: chính sách đối ngoại, vấn đề Biển Đông, tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền… Tuy nhiên, có những điều mà không ai có thể phủ nhận về vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.



Mới đây, trong bài viết “Việt Nam vượt qua Anh trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ” đài BBC tiếng Việt đã phải công nhận Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong mắt của Mỹ và phương Tây, không chỉ về chính trị mà còn về thương mại. Tác giả bài báo cảm thấy bất ngờ với vị trí của Việt Nam trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, trong đó có nội dung: “Dù còn nhiều bất cập của một quốc gia đang phát triển, không thể phủ nhận sự phát triển và các cơ hội ngày càng gia tăng của Việt Nam”.

Theo đánh giá, hiện nay không có đối tác thương mại nào của Mỹ phát triển vượt bậc như Việt Nam trong vòng hai thập kỷ qua; nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng thuộc vào loại cao nhất khu vực và thế giới, đặc biệt, kinh tế Việt Nam hoạt động tốt nhất châu Á trong năm 2022 và trong bối cảnh các thị trường mới nổi khác tìm cách phục hồi sau đại dịch Covid-19. Nhiều nơi muốn học tập mô hình của Việt Nam.

Về đối ngoại, trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động sâu sắc, toàn diện và khó dự đoán sau đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột vũ trang Nga - Ucraina, đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế mà Việt Nam kiên trì theo đuổi trong suốt mấy chục năm qua đã cho thấy sự sáng suốt, nhìn ra trông rộng của những nhà lãnh đạo Việt Nam.

Những kẻ hay chỉ trích, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam với những luận điệu kiểu như: “đi dây nguy hiểm”, “tự cô lập mình”, “lạc hậu, không kịp thời”, “Việt Nam đã sai lầm khi liên tục bỏ phiếu trắng về vấn đề Ucraina”… có lẽ đang cảm thấy hơi bẽ mặt khi uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam không những không bị giảm sút, mà còn tiếp tục được nâng cao. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cấp cao đầu tiên được Trung Quốc mời và tiếp đón trọng thị với những nghi thức cao nhất chưa từng có ngay sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy vị thế quốc tế ngày càng quan trọng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, quan hệ ngoại giao với Mỹ, mặc dù Việt Nam chưa quyết định nâng cấp quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược theo đề nghị từ phía Mỹ, nhưng quan hệ hợp tác Việt – Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay. Mối quan hệ đó dựa trên sự tôn trọng thể chế chính trị của nhau...

Năm 2022, Việt Nam lần thứ hai được bầu vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây là sự ghi nhận xứng đáng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò, uy tín quốc tế của Việt Nam, đồng thời là sự bác bỏ thuyết phục đối với những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Theo đó, năm 2023 và những năm tiếp theo với những thành tự trên Việt Nam sẽ có tươi sáng hơn nữa./.

 

Đăng nhận xét

 
Top