Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 97 triệu người, tỉ lệ người sử dụng Internet chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng internet), trong đó có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng mạng xã hội và các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là facebook, zalo, youtube.
Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”. Với những tiện ích của Internet, mạng xã hội
và quyền của người dân được pháp luật bảo đảm nên mọi người dân có thể thông
qua các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, có thể tự do ngôn luận, tự do
biểu đạt và bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin
gì thông qua tài khoản cá nhân của mình như facebook, youtube, zalo… việc thể
hiện quyền tự do ngôn luận của mỗi người trên mạng xã hội khá dễ dàng và có sức
lan truyền nhanh chóng. Đặc biệt một số người có thói quen theo dõi báo mạng
không chính thống trong nước và ở nước ngoài.
Xuất phát từ đặc điểm trên, các thế lực thù
địch đã lựa chọn mạng xã hội là công cụ, phương tiện hữu hiệu và nhanh nhất để
xuyên tạc, tuyên truyền, chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước với các thủ đoạn phổ biến như sau:
1. Các thế lực thù địch, phản động để tạo lập
các website, blog, facebook, fanpage, mạng xã hội kết hợp với các loại hình
thông tin khác như báo viết, báo hình, báo nói… ban đầu gây sự chú ý để thu hút
lượng người truy cập, qua đó truyền bá các quan điểm, tư tưởng phản động. Các
trang mạng này có thể cài bẫy những thông tin sai trái nhằm làm rối nhiễu thông
tin, phân tâm dư luận xã hội, đó là một thủ đoạn đánh trúng vào tâm lý người
đọc rất tinh vi, thâm độc với mục đích tuyên truyền thông tin lệch lạc.
2. Các đối tượng phản động, chống phá cố tình
xuyên tạc khái niệm “tự do ngôn luận”, chúng viện dẫn các quy định của luật
pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do ngôn luận, nhưng cố tình lờ đi
những quy định và điều khoản nghĩa vụ của người dân rồi tán phát qua Internet,
mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do ngôn luận” là một quyền
tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào.
3. Tạo lập các trang giả mạo cơ quan, tổ
chức, cá nhân có uy tín để đăng tải thông tin xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc đưa thông tin bí mật đời tư, bí mật cá
nhân của các đồng chí lãnh đạo, sau đó lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đưa ra
nhận xét, phân tích, bình luận nhạy cảm để tác động đến niềm tin của người đọc.
4. Lợi dụng các tiện ích của mạng xã hội để
kêu gọi, kích động một số đối tượng bất bình, bất mãn, chống đối chính trị,
phản động ở trong nước thông qua các hội, nhóm, tài khoản trên mạng xã hội… Các
đối tượng dựng chuyện, tung ra nhiều thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên
tạc, gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gieo rắc tâm lý hoài nghi cho người
tiếp cận thông tin.
Để chủ động phòng ngừa, phát hiện những âm
mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng Internet, mạng xã hội
để tuyên truyền xuyên tạc thì mỗi cán bộ đảng viên và người dân cần trang bị
cho mình những kiến thức cơ bản khi tham gia mạng xã hội; không nghe theo, bình
luận tiêu cực với những nội dung không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng trên
mạng xã hội; đồng thời các cơ quan chức năng cần tăng cường đẩy mạnh thông tin
đặc biệt là những thông tin chính thống và luôn đi trước một bước để kịp thời
định hướng dư luận; xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những
đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do để trục lợi, chống phá, gây tâm
lý hoang mang trong dư luận./.
Đăng nhận xét