Lợi dụng chuyến thăm của Tổng hống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Việt Nam ngày 10 và 11/9/2023 trên không gian mạng các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ (NGO) đã viết thư gửi đến các cá nhân, tổ chức nước ngoài, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức có liên quan đến Hoa Kỳ nhằm bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam cho rằng Việt Nam lợi dụng các điều luật để bỏ tù những người bất đồng chính kiến và hạn chế đáng kể quyền tự do báo chí, cũng như quyền tự do ngôn luận và quyền thông tin,sử dụng Luật An ninh mạng để kiểm duyệt thông tin trực tuyến, buộc các công ty Internet phải xóa bỏ nội dung bị coi là bất hợp pháp, tiến hành đàn áp xuyên quốc gia…; đề nghị Tổng thống Biden gây áp lực, can thiệp phải sửa đổi các điều luật mang tính chất đàn áp, bao gồm các Điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự và Luật An ninh mạng; chấm dứt hành vi đàn áp xuyên quốc gia và trả tự do cho tất cả tù nhân của lương tâm; thả tự do cho tất cả 41 nhà báo bị giam giữ; đề nghị gặp gỡ gia đình các tù nhân chính trị để nghe những lời trần tình của họ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam…



Qua những luận điệu trên có thể thấy, những nội dung, kiến nghị mà các thế lực thù địch, NGO bày tỏ với Tổng thống Hoa Kỳ chẳng có gì mới, chỉ là sự lặp lại những luận điệu xưa cũ đánh giá phiến diện, một chiều về nhân quyền Việt Nam, nhiều vấn đề mang tính quy kết với những nội dung không trung thực, không có sự khảo sát thực tiễn để đánh giá một cách khách quan, từ đó xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Trong đó đáng chú ý là luận điệu xuyên tạc là ở Việt Nam những người bày tỏ chính kiến bị bắt giữ. Như mọi người đã biết không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật. Những trường hợp mà các đối tượng nêu ra là những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, những kẻ cơ hội chính trị, cực đoan, bất mãn, suy thoái, biến chất, thường xuyên hoạt động chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bí mật hoặc công khai cộng tác với những phần tử bất mãn khác hoặc cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam nên bị luật pháp trừng trị như: Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Ngụy Thị Khanh...

Vấn đề dân chủ, nhân quyền là một vấn đề lớn, không một quốc gia nào dám tự coi là đã thực hiện một cách hoàn hảo. Mỗi quốc gia thực hiện dân chủ, nhân quyền còn tùy thuộc vào tình hình chính trị - xã hội, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán và trình độ dân chí… Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định rõ, bảo đảm quyền con người là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đồng thời là động lực của chế độ.

Vì thế, Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh và coi trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người; củng cố tăng cường thể chế, chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy thực thi quyền con người, bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn, tốt hơn các quyền tự do chính đáng của nhân dân.

Những yêu cầu phi lý, vô căn cứ trên của các thế lực thù địch, một số NGO cho thấy, chính những tổ chức này còn không hiểu rõ về pháp luật Việt Nam, không hiểu được nghĩa của cụm từ “những người bất đồng chính kiến” dùng để chỉ ai mà lại lấy để thêu dệt, đơm đặt vu khống để đòi sửa luật, đòi nhân danh nhân quyền./.

 

Đăng nhận xét

 
Top