Những năm qua, để chống phá Việt Nam các thế lực thù địch đã chống phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực trọng tâm mà các đối tượng chống phá đó là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên, đang đảng ở Việt Nam với những luận điệu xuyên tạc là những nước theo chế độ một đảng lãnh đạo thường là chế độ "độc tài", "độc đoán, chuyên quyền", mất tự do.
Các thế lực thù địch cho rằng "Việt Nam cương quyết không chấp nhận đa đảng, bởi vì đa đảng làm sao buôn bán được chức vụ. Đa đảng làm sao mua được bằng cấp giả. Đa đảng làm sao độc quyền cai trị nhân dân. Đa đảng làm sao kinh doanh được tượng đài. Đa đảng làm sao buôn bán được tôn giáo. Đa đảng làm sao cướp được đất của dân. Đa đảng làm sao đút lót, hối lộ, tham nhũng. Đa đảng làm sao bán được tài nguyên bỏ túi. Đa đảng làm sao rút ruột được tiền thuế của dân..."
Lịch sử nhân loại đến thời điểm này đã trải qua các giai đoạn
phát triển khác nhau và hiện tại trên thế giới đang có hai hình thái chế độ đó
là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nhưng thời gian qua đã cho người dân
toàn nhân loại thấy rằng trong xã hội dù là tư bản hay cộng sản thì cũng chưa
hoàn toàn là hoàn hảo, đều có những điều hay lẽ phải, đều có những ưu điểm và
hạn chế, khuyết điểm của mình.
Chủ nghĩa tư bản cho dù đã ra đời mấy trăm năm nay, trải qua
biết bao thăng trầm lịch sử mà vẫn chưa bị diệt vong, cũng như chủ nghĩa xã hội
đã trở thành một mô hình cụ thể trên thế giới hơn một thế kỷ rồi, nhưng không
phải là sự lựa chọn của tất cả quốc gia. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng
phải thẳng thắn khẳng định rằng, chủ nghĩa xã hội vẫn ưu việt hơn chủ nghĩa tư
bản ở sự nhân đạo, nhân văn, quan tâm đến quảng đại quần chúng nhân dân, đến sự
giải phóng con người.
Lý luận Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa xã hội sẽ giải phóng triệt để con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Tuy nhiên, để tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa thì trước tiên, phải trải qua thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ là thời kỳ cái cũ, lạc hậu vẫn còn mà chưa bị triệt tiêu triệt để, cái mới tiến bộ đã hình thành song chưa trở thành chủ đạo, chưa trở thành cái phổ biến, chưa lấn át hoàn toàn cái lạc hậu của xã hội cũ. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, thế thì không có gì là ngạc nhiên khi tại Việt Nam vẫn có những thói hư, tật xấu như tham nhũng, tiêu cực, lãng phí hay tệ quan liêu, hách dịch của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhìn ra thế giới tư bản cũng thấy những điều tương tự như vậy kể cả ở các nước tư bản. Như vậy đã quá rõ ràng, tham nhũng đã trở thành vấn nạn toàn cầu chứ không riêng gì một quốc gia nào và Liên hợp quốc đã lấy ngày 09/12 hằng năm là Ngày quốc tế chống tham nhũng để bày tỏ sự quan ngại về vấn đề tham nhũng trên toàn cầu.
Đăng nhận xét