Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ vỡ họ, hụi, khiến nhiều người tham gia có nguy cơ bị mất tài sản. Tuy hoạt động này không bị cấm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro cho người tham gia. Do đó, người dân cần nhận diện rõ những rủi ro khi tham gia hụi, họ và nâng cao cảnh giác, tránh để kẻ gian lợi dụng việc tham gia hụi, họ để chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, việc tham gia
hụi, họ là một hoạt động theo tập quán của người dân, nhằm mục đích tương trợ
lẫn nhau, dựa trên những ràng buộc về niềm tin, lợi ích và quy định pháp luật.
Hoạt động này phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự, hành chính và
hình sự để phòng ngừa các vi phạm, biến tướng của hành vi lừa đảo, lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng…
1. Hoạt động này chứa
nhiều rủi ro
Hoạt động này là tập
quán, dựa trên niềm tin và các mối quan hệ. Do vậy, người tham gia thường không
đề cao cảnh giác. Mặt khác, không giống như các loại hình cho vay, tiết kiệm
khác, chủ họ không cần tài sản đảm bảo. Mặc dù pháp luật đã quy định việc tham
gia họ phải thỏa thuận bằng văn bản và có thể yêu cầu công chứng nhưng người
tham gia chủ yếu thỏa thuận miệng, giấy tờ viết tay. Khi xảy ra các vụ vỡ hụi,
họ hoặc đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người tham gia sẽ khó có thể
được bồi thường một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, đây là
hoạt động mang tính tự phát, thường ít công khai. Trong khi số lượng người tham
gia đông nhưng lại ít biết về nhau, ít thông tin về điều kiện kinh tế, mục đích
của chủ họ, hụi. Chủ họ, hụi cũng không cung cấp đầy đủ thông tin cho người
tham gia (thậm chí gian dối trong mục đích, phớt lờ các quyền được xem thông
tin của người tham gia), không báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy
định.
Hoạt động này dựa trên
niềm tin, cơ chế tự kiểm soát (thường người kiểm soát và điều hành là chủ họ),
nhưng nếu có đông người tham gia thì cơ chế này bộc lộ hạn chế. Nhất là đối với
người tham gia thiếu sự cảnh giác, không nắm rõ quy định pháp luật, quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý liên quan.
2. Các dấu hiệu lừa
đảo trong hoạt động hụi, họ
Nhiều chủ họ có thể
lợi dụng uy tín, mối quan hệ hoặc sẽ trả lãi cao để thu hút nhiều người tham
gia, thậm chí vượt quy định về trả lãi của Bộ luật dân sự.
Chủ họ thường không
thực hiện thỏa thuận bằng văn bản, thỏa thuận bằng miệng, gian dối trong việc
cung cấp thông tin về dây họ và không thực hiện báo cáo, quyền và nghĩa vụ theo
các quy định pháp luật.
Thành viên họ có thể
lĩnh họ, nhận lãi một vài kỳ. Một số trường hợp chủ họ có ý định lừa đảo thì có
thể trả lãi rất cao, sau khi người tham gia họ đã đóng họ hoặc thậm chí lôi kéo
người thân tham gia, khi thu được số tiền góp họ đủ lớn thì các đối tượng sẽ
chiếm đoạt tiền góp họ và bỏ trốn.
3. Cục Cảnh sát hình
sự Bộ Công an khuyến cáo:
- Người dân cần tìm
hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến hụi, họ như tiền lãi không
được vượt quá 20%/năm (tức khoảng 1,6%/tháng), nắm rõ về điều kiện của chủ họ,
thành viên, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của chủ họ, thành viên góp
họ quy định tại Nghị định số 19 năm 2019 của Chính phủ.
- Người dân nên tìm
hiểu kỹ về nhân thân của chủ họ để có thể đặt niềm tin khi góp họ. Tìm hiểu kỹ
về hoạt động của dây họ định tham gia, có thể yêu cầu chủ họ cho xem hoặc sao
chụp, kiểm tra về số lượng người tham gia, sổ ghi họ, số tiền góp họ, tìm hiểu
điều kiện kinh tế của chủ họ, các thành viên góp họ để đánh giá mức độ rủi ro
và để phục vụ giải quyết tranh chấp về sau nếu có; lập văn bản và yêu cầu công
chứng các thỏa thuận về hụi, họ. Nếu chủ họ điều hành từ 02 dây họ trở lên hoặc
số tiền góp họ từ 100 triệu trở lên thì phải báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã
biết để rà soát, quản lý, theo dõi, phòng ngừa xử lý các vi phạm.
Khi phát hiện các
thông tin như nhiều dây họ của chủ họ bị vỡ hoặc nhiều thành viên bỏ họ thì cần
báo cho chính quyền địa phương để nắm, giải quyết kịp thời./.
Đăng nhận xét