"Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ trong bất kỳ giai đoạn hay công việc nào cũng đều hết sức quan trọng, Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, thiếu sáng tạo trong công việc.
Những người có thói quen dựa dẫm, ỷ lại, thiếu trách nhiệm
thường có các biểu hiện ít thổ lộ ý tưởng thông qua lời nói, việc làm; họ không
dám phản biện, phê bình mà thay vào đó là thói quen chờ lệnh, chỉ đâu đánh đó.
Ở bình diện tổ chức, đó là các biểu hiện nghe ngóng, trông chờ vào chỉ đạo từ
cấp trên, không dám làm, không dám đi trước mở đường.
Từ góc độ khách quan, những người quen dựa dẫm, ỷ lại, thiếu
trách nhiệm cũng thường có suy nghĩ và thói quen "nước đến chân mới
nhảy" hoặc khéo léo đẩy trách nhiệm xử lý công việc sang người khác, bộ
phận khác. Cụ thể là trong công việc, nếu thấy khó thì không chủ động tháo gỡ
hoặc đề xuất giải pháp mà thường đợi xin ý kiến lãnh đạo, chờ cho lãnh đạo cấp
trên quyết định mới triển khai. Biểu hiện dựa dẫm, ỷ lại, thiếu trách nhiệm
thường rơi vào những cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng có thể là những
cán bộ có thâm niên nhưng luôn có tâm lý dựa vào cấp trên.
Đặc trưng nổi bật nhất trong các cơ quan, đơn vị, địa phương là
tổ chức hoạt động thống nhất theo kế hoạch đã xây dựng hằng tháng, quý, năm...
Trên cơ sở này, các cơ quan, đơn vị, địa phương phân công cán bộ, đảng viên phụ
trách từng mảng, lĩnh vực, từng khâu để tổ chức thực hiện, đồng thời bảo đảm
cho công việc ấy các điều kiện thực hiện, như kinh phí, cơ sở vật chất, phương
tiện theo định mức... Quá trình thực hiện, tùy vào tính chất, mức độ và quy mô
khác nhau, nhưng thường thì công việc luôn có sự phối hợp với các cơ quan, tổ
chức, đơn vị khác, không chỉ trong nội bộ mà cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
cá nhân bên ngoài, gồm cả doanh nghiệp và công dân.
Những cán bộ, công chức, viên chức dựa dẫm, ỷ lại, thiếu trách
nhiệm thường vin vào các điều kiện không được bảo đảm đầy đủ hoặc đổ lỗi cho
nguyên nhân phát sinh, do cơ quan, đơn vị bạn và lực lượng phối hợp chưa triển
khai hoặc triển khai chậm để biện minh cho chất lượng, tiến độ công việc. Biểu
hiện dễ nhận thấy là tình trạng phát hành công văn xin ý kiến các nơi, trong đó
có cả những cơ quan, đơn vị không liên quan nhiều đến công việc đang thực hiện.
Hiện tượng này đã làm giảm đi tính kịp thời và hiệu quả trong triển khai công
việc. Có thể kể tới tình trạng chờ cấp trên chỉ đạo, sợ sai không dám tổ chức
đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế; công trình đầu tư bị
kéo dài tiến độ hoặc bị ngưng trệ chỉ vì chậm được duyệt, cấp phép và triển
khai…
Hiện tượng này cùng với những thói hư tật xấu khác đã làm giảm
hiệu suất, chậm tiến độ triển khai công việc và lợi dụng vấn đề này các thế lực
thù địch, phản động trong và ngoài nước đã ra sức xuyên tạc cho rằng nguyên
nhân xuất phát từ nạn quan niêu, tiêu cực bấy lâu nay; công tác đấu tranh, xử
lý cán bộ tham nhũng của Đảng, Chính phủ dẫn đến việc cán bộ công chức, viên chức
không giám làm, sợ trách nhiệm, sợ bị xử lý kỷ luật; chế độ chính sách, tiền
lương cho cán bộ không bảo đảm... Đấu tranh ngăn chặn hiện tượng này cũng là
cách để ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Do đó, để giải quyết vấn đề này cần nhiều giải pháp, một trong
những giải pháp căn cơ đó là: (1) Phải phân loại, đánh giá cán bộ, đảng viên
sát thực bằng chất lượng, hiệu quả công việc. (2) Đổi mới phương pháp đánh giá
cán bộ, đảng viên gắn với kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và thực
hiện tốt khen thưởng, kỷ luật: Đánh giá đúng, công tâm, khách quan sẽ khơi
dậy sự chủ động, sáng tạo trong công việc, kiên quyết thực hiện dám nghĩ, dám
nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. (3) Sắp xếp, xây dựng tổ chức bộ
máy và bố trí cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị theo đúng vị
trí việc làm, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ năng lực của cán
bộ, đảng viên nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được
giao; đồng thời, đổi mới chế độ chính sách lương thưởng, đãi ngộ
để chính bản thân cán bộ, đảng viên không cần, không muốn
phải tham ô, tham nhũng, trục lợi, tư lợi. (4) Khi đã giao việc, các cán
bộ phụ trách phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiên quyết chỉ ra những yếu
kém trong tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các bộ phận, các thành phần. Kịp
thời phát hiện và kiên quyết xử lý những trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc
tham gia ý kiến nhưng không có chính kiến, quan điểm rõ ràng, kéo dài thời gian
xử lý, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc./.
Đăng nhận xét