Trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vẫn có những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không phát huy vai trò xung kích đi đầu trong công tác phòng, chống dịch.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW
ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng.
Việc
này khẳng định quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, làm trong sạch
đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi, củng cố, tăng cường niềm
tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.
1. Phần
nổi của “tảng băng chìm”
Thời
gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,”
“tự chuyển hóa” trong nội bộ, mặc dù đã được lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết
liệt, có chuyển biến rõ nét, nhưng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn diễn ra phức
tạp, tinh vi, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Trong
giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp,
vẫn có những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, không phát huy vai trò xung
kích đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thậm chí còn lợi dụng chức
trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm các quy định phòng, chống dịch, cố ý trục
lợi trong sử dụng, mua sắm công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, làm thất
thoát ngân sách nhà nước, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng,
gây bức xúc trong nhân dân.
Trong
số đó, đáng chú ý là vụ án tham nhũng vật tư y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội). Với thủ đoạn thông đồng, “thổi giá,” hệ
thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã bị đội giá gấp nhiều lần. Những cán bộ
vốn mang trọng trách trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đã trở thành
những đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật.
Trong
khi các lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm chiến đấu với “giặc dịch” để bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân thì đâu đó vẫn xuất hiện những cán bộ, đảng viên thản nhiên
vi phạm quy định phòng, chống dịch. Đó là câu chuyện đáng lên án của 4 vị Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân các xã ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bị Công an bắt quả
tang khi đang tụ tập đánh bạc, vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Dù
bị cách tất cả các chức vụ trong đảng nhưng hành vi của những cán bộ chủ chốt ở
cấp xã nói trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín của người cán
bộ, đảng viên.
Trường
hợp hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Đầu tư
xây dựng số 2 Hà Nội thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, đi du
lịch, trở về từ vùng dịch, nhưng đã không tự giác, trung thực khai báo y tế,
không thực hiện các quy định phòng, chống dịch, mà còn đi nhiều nơi, tiếp xúc
nhiều người, cho đến khi bị phát hiện bệnh. Hành vi của vợ chồng ông này đã làm
ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, đe dọa sức
khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Là
cán bộ, đảng viên, lẽ ra phải nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trước quần
chúng nhân dân, nhưng ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định và ông
Nguyễn Công Thành, Phó Cục trưởng Cục Thuế, lại nhởn nhơ vui chơi ở sân golf,
vô cảm trước tình hình người dân địa phương đang phải chống chọi với “giặc
dịch,” thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.Ông Nguyễn Công
Thành bị miễn nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thuế Bình Định.
Cách
hành xử đó khiến dư luận vô cùng bức xúc, lên án không chỉ đối với những cán bộ
lãnh đạo cấp tỉnh, mà ngay cả với một công dân bình thường. Cơ quan chức năng
đã có quyết định miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Du lịch và Phó Cục trưởng Cục
Thuế tỉnh Bình Định đối với hai ông này. Vụ việc đã gây ra dư luận xấu trong xã
hội, ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của người cán bộ, đảng viên.
Điểm
lại một vài vụ việc nói trên để thấy đó chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm,”
nếu không ngăn chặn kịp thời, nó sẽ bào mòn lòng tin trong nhân dân, làm giảm
sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.
2. Làm
trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên
Cùng
với việc chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, Ban Chỉ đạo sẽ trực tiếp
chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ (gọi chung hai loại vụ án, vụ việc này là vụ án, vụ
việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm).
Trọng
tâm là ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp, của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Thực
tế cho thấy, trong số các biểu hiện, hành vi tiêu cực, có nhiều nhân tố là
nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tham nhũng như buông lỏng quản lý, vi phạm quy
định về quản lý kinh tế-xã hội… Do đó muốn chống tham nhũng thì phải chống tiêu
cực, chống suy thoái về đạo đức, lối sống. Khi chống tiêu cực tốt sẽ ngăn ngừa
tham nhũng trước một bước và làm giảm tình trạng tham nhũng.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực nhấn mạnh không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong
lĩnh vực kinh tế mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải
chống. Bởi hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Lợi ích kinh tế thường gắn
liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống…
Nhằm
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, Đảng ta luôn đề cao
vai trò “nêu gương” của cán bộ, đảng viên. Trong mọi hoàn cảnh, cán bộ, đảng
viên phải tự giác làm gương, không chỉ về tư tưởng chính trị mà còn về đạo đức,
lối sống; không chỉ trong lời nói mà trong cả việc làm, thực hiện nghiêm chủ
trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Ảnh
minh họa.
Sự
tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên luôn là chuẩn mực đạo đức để quần chúng
soi rọi, noi theo. Nếu đảng viên không gương mẫu thực hiện chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật, rèn luyện đạo đức, lối sống, thì sẽ làm giảm niềm
tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vì
vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự trong sạch, có đủ bản lĩnh, trí tuệ,
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn vững vàng, thật
sự “cần, kiệm, liêm, chính,” “chí công vô tư”; thật sự tâm huyết vì nước, vì
dân.
Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là công tác cán bộ, đào tạo, rèn luyện đội ngũ
cán bộ hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, học dân, lắng nghe dân, phát huy vai
trò làm chủ của nhân dân. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, lãng phí, đồng thời thường xuyên giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hoàn thiện cơ chế, chính
sách, luật pháp để “không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng”,
kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống,” trong đó “xây” là cơ bản, chiến lược,
“chống” là quan trọng, cấp bách./.
St
Đăng nhận xét