Hiện nay, với sự phát
triển của công nghệ và sự đa dạng của các nền tảng mạng xã hội, nhiều đối tượng
đã tổ chức đánh bạc trên
không gian mạng với số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Điều này gây nhiều
hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương và hạnh phúc của
mỗi gia đình.
Hành vi đánh bạc, gá bạc, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng đã được
quy định chế tài tại điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và điều 321, 322 Bộ Luật
Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuy nhiên, vì đây là hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng, gây
thiệt hại nặng nề đối với trật tự xã hội nên cần nâng cao hình phạt. Cụ thể,
quy định tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc sử dụng công nghệ cao thành một tội
riêng với khung hình phạt, mức hình phạt cao hơn nhằm tăng tính răn đe, tương
xứng với hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra.
Cần tăng cường lực lượng thường xuyên kiểm tra các hoạt động, giao dịch
trên không gian mạng; phát hiện, truy vết, triệt phá kịp thời các đường dây cờ
bạc. Ngoài ra, đặc điểm của hành vi phạm tội này là sử dụng nhiều thủ đoạn tinh
vi, áp dụng công nghệ cao. Do đó, đòi hỏi lực lượng công an phải có trình độ
nghiệp vụ sắc bén, có bản lĩnh và phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Pháp luật hiện hành đã có hệ thống quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về
việc mở, sử dụng tài khoản và giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài (Nghị định
101/2012/NĐ-CP; Thông tư 16/2014/TT-NHNN; Luật Phòng chống rửa tiền và các văn
bản hướng dẫn có liên quan).
Do đó, để kiểm soát, quản lý chặt chẽ cũng như tránh tình trạng dòng
tiền chảy ra nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ
chặt chẽ quy trình cung cấp các dịch vụ tín dụng.
Cần sàng lọc, phân loại khách hàng trên cơ sở thông tin khách hàng cung
cấp để kịp thời nhận diện các rủi ro và có biện pháp phù hợp để hạn chế, đồng
thời bảo đảm việc phối hợp các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi khách hàng
có hành vi phạm pháp.
Đối với những giao dịch có giá trị lớn liên quan đến việc chuyển tiền
điện tử quốc tế ra vào Việt Nam hay khi có căn cứ nghi ngờ tài sản trong giao
dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan đến rửa tiền, chuyển tiền
bất hợp pháp, ngân hàng cần báo cáo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước để xin ý
kiến chỉ đạo, hướng dẫn.
Ngoài ra, phối hợp chặn giao dịch, khóa tài khoản của chủ thể có dấu
hiệu vi phạm pháp luật khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.
Muốn vậy, phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và cơ quan
công an trong việc phát hiện, xác minh, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến các hành vi phạm pháp.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên, phát hiện và xử
lý kịp thời đối với các ngân hàng, ví điện tử vi phạm quy định về quy trình thủ
tục, mở, sử dụng tài khoản và xác minh thông tin người dùng để ngăn chặn các
tài khoản, giao dịch bất thường.
Hiện công tác hợp tác quốc tế trong việc phát hiện, xử lý tội phạm còn
gặp nhiều khó khăn nên dù phát hiện được hành vi nhưng không có đầy đủ tài
liệu, chứng cứ để xác minh tội phạm; việc triệu tập, bắt người thực hiện hành
vi phạm pháp cũng gặp nhiều rào cản.
Do vậy, cần tăng cường chương trình hợp tác quốc tế trong phòng chống
tội phạm bằng các cam kết, điều ước quốc tế...
NLD
Đăng nhận xét