Tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ: "Thủ tướng hãy tin vào người Việt Nam, tin vào trí tuệ Việt Nam.
Nếu
như năm sau, ngày này Thủ tướng đến đây mà không nhìn thấy sự phát triển của
lĩnh vực công nghệ số, các sản phẩm do doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm
ra, của chuyển đổi số, giúp cho đất nước phát triển, người dân hạnh phúc, tôi
xin phép từ chức!".
Chúng
ta tin vào cam kết mạnh mẽ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tin vào trí tuệ Việt
Nam trong lĩnh vực công nghệ số để mở ra hướng phát triển của đất nước trước
những thách thức đang nhìn thấy khá rõ, như: Tài nguyên cạn kiệt, già hóa dân
số, biến đổi khí hậu, chênh lệch giàu nghèo, đại dịch Covid-19...
Nhìn
lại từ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 1 đến
nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là, năm 2020 Việt Nam
trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị
hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Không nhiều người, kể cả trong và
ngoài nước, tin rằng Việt Nam có thể làm được việc này. Trong đại dịch
Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện khả năng thích ứng với việc cho
ra đời không ít sản phẩm công nghệ số phục vụ công tác phòng, chống dịch và
chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới. Từ Ncovi, Bluezone,
CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, làm việc, tư vấn khám, chữa bệnh từ
xa, các nền tảng kế toán từ xa, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ...
Năm 2021, doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 135 tỷ
USD; số lượng doanh nghiệp và doanh thu từ công nghệ số tăng 10%. Từ 13.000
doanh nghiệp công nghệ số năm 2019 đến năm 2021 đã tăng lên 64.000 doanh
nghiệp...
Với
những thành tựu đạt được, chúng ta có cơ sở và niềm tin vào trí tuệ Việt Nam
trên lĩnh vực công nghệ số để tạo ra những sản phẩm công nghệ "Make in
Vietnam", đưa Việt Nam đi ra thế giới. "Make in Vietnam" thúc
giục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt
Nam, thay vì gia công, lắp ráp. Mục tiêu của chúng ta rất lớn, yêu cầu rất cao,
nhưng thời gian lại có hạn, để hiện thực hóa khát vọng ấy, các doanh nghiệp
công nghệ số Việt Nam hãy nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển
đổi số quốc gia. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp hãy bắt đầu khát vọng lớn bằng
một việc nhỏ, và hãy làm./.
Đăng nhận xét