Xung quanh vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”, xuất hiện luồng thông tin tiêu cực, không đúng sự thật do các đối tượng xấu lan truyền hòng làm nhiễu dư luận.
Ngày
21/7, HĐXX TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã tuyên án sơ thẩm đối với 6 bị
cáo xung quanh vụ án “Lợi
dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Theo đó, bị cáo Lê Tùng
Vân (90 tuổi) bị tuyên 5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê
Thanh Hoàn Nguyên (30 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng mức án 4 năm
tù; bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc
(62 tuổi) 3 năm tù.
Ngay
sau khi bản án sơ thẩm được đưa ra, các cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội
chính trị đã nhanh chóng đăng những tin xuyên tạc bản chất vụ án, đặc biệt là Đài
Á châu Tự do – RFA, BBC news Tiếng Việt… liên tục tung ra những bài viết với
các luận điệu sai trái. Các đối tượng quy kết rằng, việc kết án các bị cáo
trong “Tịnh thất Bồng Lai” là không có căn cứ, quá trình xét xử thiếu công
minh; chính quyền đang “đàn áp tự do tôn giáo” bằng một điều luật “mơ hồ”... Từ
đó, số này kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép với Việt
Nam để trả tự do cho những người bị kết án.
Qua
quá trình tố tụng, các cơ quan chức năng có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để khẳng
định các bị cáo trong vụ án xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã có hành vi lợi
dụng hoạt động tôn giáo và có hành vi chống đối, vu khống cơ quan chức năng khi
thực thi nhiệm vụ. Những sai phạm xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” diễn ra có tổ
chức, trong một thời gian dài, đã xúc phạm trực tiếp đến uy tín, danh dự của
nhiều cá nhân, tổ chức; xúc phạm đạo Phật, xuyên tạc giáo lý của Phật giáo, xúi
giục mọi người không tôn trọng tôn giáo và pháp luật.
Việc
xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai”
đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình xét xử đảm bảo
nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm,
các bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo đến toà án cấp trên trực tiếp. Vì vậy,
chẳng có lý do gì để các “nhà dân chủ” vu khống rằng việc xét xử là thiếu công
bằng, bản án được đưa ra là “bất công”, “phi lý”!
Đảng,
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân. Tuy nhiên, tự do tôn giáo phải đi liền với tôn trọng pháp luật. Các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Không ai được phép xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, xúc
phạm đến tổ chức, cá nhân. Bản chất của “Tịnh thất Bồng Lai” là lợi dụng tôn
giáo để trục lợi. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở này trái quy định của
pháp luật, không đúng với quy tắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngay
trong phiên toà sơ thẩm, bản thân các bị cáo cũng cho biết hoạt động không theo
tôn giáo nào. Thực tế, hoạt động của các bị cáo trong vụ án “Tịnh thất Bồng
Lai” đã ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự của địa phương và gây chia rẽ tôn
giáo. Việc xử lý các bị cáo, toà đã cân nhắc kỹ các yếu tố, đảm bảo có lý, có
tình. Do đó, những luận điệu cho rằng chính quyền “đàn áp tôn giáo” đang được
các đối tượng chống phá đưa ra là không thể chấp nhận./.
Đăng nhận xét