Sau vụ hơn 40 người Việt nhảy sông tháo chạy khỏi casino Rich World để về Việt Nam thì phía Campuchia đã có động thái "sốt sắng" để giải quyết tình trạng buôn người xuyên biên giới. Ngày 19/8/2022, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng cho biết, nước này đang rà soát trên quy mô toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài đang sinh sống tại Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán. Ông nhấn mạnh, chính quyền sẽ chú trọng tìm kiếm người nước ngoài là nạn nhân của những kẻ buôn người.
Vấn đề Campuchia trở
thành nơi trú chân của tội phạm xuyên quốc gia không phải bây giờ mới có và
cũng không phải lúc này Chính phủ Campuchia mới biết. Đã có rất nhiều vụ việc
lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, cơ quan chức năng Việt Nam xác
định địa điểm của đối tượng ở Campuchia. Nhưng đến khi làm công văn nhờ Cảnh
sát nước bạn phối hợp thì chỉ nhận được sự im lặng. Vậy thì việc nước bạn
"sốt sắng" vì 40 người Việt nhảy sông tháo chạy khỏi casino, liệu có
mang về kết quả khả quan?
Về nạn buôn người, lừa
đảo người Việt qua Campuchia làm đã được phản ánh nhiều. Không chỉ các lao động
Việt Nam, nhiều lao động ở quốc gia khác cũng đang là nạn nhân của "Việc
nhẹ lương cao". Theo một thống kê cho biết Đài Loan đang có khoảng 300
người đang bị mắc kẹt tại quốc gia này. Tuy nhiên, hầu hết các nạn nhân đều ở
các đặc khu kinh tế do người Hoa kiểm soát thì rất khó để bị "sờ
gáy".
Tình trạng người lao
động tham gia xuất khẩu lao động trái phép hay còn gọi là lao động “chui” là
một bài toán nan giải của các cơ quan chuyên trách và toàn xã hội. Những đường
dây môi giới trái phép luôn nắm bắt được tâm lý người lao động là không muốn
khó nhọc học tiếng nước ngoài, không muốn tốn công làm thủ thủ tục giấy tờ,
không muốn mất công chờ đợi, phải mất nhiều thời gian chờ đợi nhưng lại muốn
nhanh có việc làm để đổi đời thật nhanh... để vẽ ra những kế hoạch tiếp cận và
lừa đảo thành công./.
Đăng nhận xét