Để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp cần nắm vững và thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:



1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Tập trung tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào tôn giáo nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Điều này, được thể hiện trong quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên thực tế.

Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp và nâng cao nhận thức, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào tôn giáo về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần động viên đồng bào tôn giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kiên quyết đấu tranh vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống Đảng, Nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào, tình cảm gắn bó với dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ý thức xây dựng chủ nghĩa xã hội của các tổ chức, chức sắc và tín đồ tôn giáo. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào tôn giáo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch hòng gây chia rẽ các tôn giáo, lương giáo, để đồng bào đề cao tinh thần cảnh giác, không bị chúng lừa gạt, lôi kéo, lợi dụng. Vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà về tôn giáo. Chú trọng phát huy vai trò của hệ thống chính trị các cấp, tổ chức, đoàn thể, lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) trong tuyên truyền, vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo phá hoại đất nước; chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo. Từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật về tôn giáo cũng như hướng dẫn về thực hiện công tác tôn giáo đối với từng địa bàn cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đồng thời, phải tiến hành có hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tại những vùng trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nghệ An, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho nhân dân nhất là đồng bào tôn giáo nhằm tạo ra môi trường ổn định và nền tảng vững chắc cho việc thực thi đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo; xem xét, giải quyết việc cấp đăng ký hoạt động tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật, tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tôn giáo. Chủ động nắm bắt tình hình đời sống, diễn biến của các hoạt động tôn giáo, những mâu thuẫn, khúc mắc, những vấn đề nổi cộm, những thay đổi bất thường, kịp thời có chủ trương, biện pháp xử lý các tình huống.

Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo. Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò nền tảng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm triệt tiêu, loại bỏ những nhân tố nảy sinh, phát triển từ bên trong cũng như sự lợi dụng của các thế lực thù địch từ bên ngoài đối với đồng bào. Bởi vậy, phải đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, vùng tôn giáo; có chính sách tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào tôn giáo xoá đói, giảm nghèo, giải quyết ngày càng tốt hơn những vấn đề dân sinh, nâng cao dân trí, sức khoẻ, triển khai xây dựng các thiết chế dân chủ của nhân dân; khắc phục sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền, đồng bào các tôn giáo... Đặc biệt, tại các vùng có đông đồng bào tôn giáo, các vùng còn nghèo đói, khó khăn như các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,... Cần có những hành động thiết thực cụ thể như: Khuyến khích cho vay vốn, cung cấp cây giống, vật nuôi và có hướng dẫn nuôi, trồng cụ thể, có chính sách kết hợp với các doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra của sản phẩm, tạo điều kiện giúp đồng bào các tôn giáo yên tâm phát triển sản xuất. Cùng với các chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển, chăm lo đời sống vật chất, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm đúng mức đến việc đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở các vùng tôn giáo, kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu, vùng sâu, vùng xa, dọc các tuyến biên giới, giao thông đi lại phức tạp. Các điều kiện về giáo dục cũng cần được coi trọng đầu tư, việc giảng dạy có sự kết hợp cả tiếng dân tộc thiểu số, tiếng Kinh. Thông qua các cấp giáo dục nhằm trang bị cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số có đạo nói riêng, hiểu rõ hơn về những tri thức khoa học, về thế giới quan duy vật biện chứng, những thành tựu tiến bộ của khoa học, công nghệ trên thế giới cũng như ở Việt Nam; phát triển những cơ sở truyền thông, cung cấp internet, các phương tiện như máy tính, radio, tivi,... để các tín đồ có điều kiện tiếp xúc nhanh nhất với các thông tin thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, từ đó không có “khoảng trống” để các thế lực thù địch, phản động cơ hội tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị- xã hội; chủ động kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban ngành, đoàn thể cần “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội” ; tiếp tục thực hiện nghiêm những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các tôn giáo, chống kì thị chia rẽ tôn giáo, chống tư tưởng cực đoan, tự ti mặc cảm tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để vô hiệu hoá sự chống phá của kẻ thù. Kịp thời chủ động giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo. Chủ động, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi thủ đoạn hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện điểm nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để các thế lực thù địch lấy cớ can thiệp; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, những chức sắc, chức việc có tư tưởng cực đoan, ngoan cố thường xuyên vi phạm pháp luật trong quá trình hành đạo; ngăn chặn không để họ truyền đạo, hoặc phổ biến những tư tưởng có tính chất kích động, gây chia rẽ nội bộ tôn giáo, nội bộ nhân dân, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, kiên trì thuyết phục vận động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải, phục thiện.

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và những người có uy tín trong các tôn giáo tham gia đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Tích cực chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng có đồng bào tôn giáo. Phát huy vai trò công tác vận động quần chúng nhân dân có tôn giáo; lựa chọn những chức sắc tôn giáo có đức, có tài, uy tín cao bầu vào hội đồng nhân dân các cấp, ban chấp hành của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính quyền, bảo đảm sự bình đẳng, hài hòa, hợp lý cơ cấu của các tôn giáo. Sự tham gia của các chức sắc tôn giáo và quần chúng có tôn giáo trong các tổ chức chính trị - xã hội để họ có cơ hội nói lên được nhu cầu, tâm tư, tình cảm, vướng mắc của cá nhân, cũng như của tôn giáo đó. Chính họ là những nhân tố để truyền tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào trong sinh hoạt tôn giáo, bảo đảm cho những sinh hoạt theo đúng quy định của pháp luật.

Chú trọng thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lí và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, giáo viên, báo cáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng tôn giáo theo phương châm: “Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc”, sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng tôn giáo.

Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng; vạch trần bộ mặt phản động những kẻ đội lốt tôn giáo chống Đảng, Nhà nước để đồng bào có đạo không bị chúng lừa bịp, lôi kéo. Phát huy vai trò của vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các nhân sĩ trí thức, của phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước. Qua đó, phát huy các nguồn lực tín ngưỡng, tôn giáo, tạo lan tỏa trong xã hội và sức mạnh tổng hợp trong củng cố, xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

 

Đăng nhận xét

 
Top