1. Đầu tháng 7-2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 với nhiều nội dung thú vị, có liên quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam bởi tính sáng tạo của “tư duy thời tiết, thời vụ” của một số quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng nó đã bị “trượt ra khỏi đường ray đạo lý và pháp lý”, thiếu tính nhân văn, nếu không muốn nói là một bản báo cáo mang tính giáo điều, áp đặt chủ quan duy ý chí. Không biết các quan chức này dựa vào đâu và kiểm chứng sự thật bằng cách nào mà cả gan đưa ra các nhận định khiên cưỡng đến phi lý, nếu không muốn nói là sai trái khi đánh giá hiện trạng, tình tình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Thật đáng tiếc! Cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Quân đội không chấp nhận quan điểm sai trái nêu trên.
Cần nói lại cho rõ
rằng, bản báo cáo này do một số quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ soạn thảo, được
cơ quan chủ quản thông qua. Nó phản ánh sự phiến diện của một nhóm người, nhất
là sự sai lầm mang tính điệp khúc về câu chuyện “thầy bói xem voi”. Với phong
cách diễn đạt “sửa như vân”, tức là vẫn như xưa, sự giáo đầu bản báo cáo là mấy
lời khen của những người chắp bút để tỏ ra tính khách quan và trung thực, rằng
“gần đây Việt Nam đã đạt một số tiến bộ trong bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn
giáo, tín ngưỡng”, “đời sống của giáo dân dễ thở hơn”.
Thế nhưng, sự mào đầu
này không kín kẽ, nó không thể che giấu sự võ đoán, tính “phương phưởng” của
một số quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, bởi họ ngồi cách xa Hà Nội gần nửa vòng trái
đất, nhưng lại phán xét rất thiếu trách nhiệm về một đất nước có độc lập chủ
quyền, luôn đề cao chủ quyền và nhân quyền. Họ đã phán xanh rờn, rằng ở Việt
Nam, tình trạng phân biệt đối xử giữa người với người “chưa thông thoáng, vẫn
còn nhiều rào cản trong thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng”. Hơn thế,
họ còn cho rằng, “Ở Việt Nam, quyền con người chưa được bảo đảm, nhất là quyền
tự do tôn giáo, tín ngưỡng giữa các tôn giáo”, “các hoạt động của nhiều tổ chức
tôn giáo chưa được bảo đảm theo quy định của pháp luật, thiếu tính nhân văn”.
Phải nói ngay rằng,
điều phán quyết nêu trên không mới. Nó chỉ là “bồn cũ soạn lại” bởi từng câu,
từng dòng trong báo cáo hàm chứa tính thiên kiến, hẹp hòi, tầm nhìn thiển cận
với sự đánh giá rất thiếu khách quan, nếu không nói là áp đặt chủ quan, hoàn
toàn xa rời thực tế, thiếu chính xác, không có cơ sở khoa học, vì nội dung bản
báo cáo ấy chẳng được kiểm chứng nên độ chính xác bằng “không”. Họ vẫn theo
cách “ngựa quen đường cũ”, sử dụng lối làm việc quan cách, nhận định, đánh giá và
phán bừa, nói ẩu; lối làm việc chỉ dựa vào lối tư duy siêu hình, đoán mò, phi
lô gíc, chỉ cần lượm lặt các thông tin vỉa hè, chưa được kiểm chứng tính đúng
sai, để viết tin, bài, rồi phát ngôn, thiếu chính xác, tung nó lên mạng xã hội,
gây dự luận xấu, gây ô nhiễm bầu không khí chính trị ở Việt Nam. Đây là điều
đáng trách vì những người tự cho mình là công tâm, khách quan, thế mà lại đưa
các thông tin thiếu chính xác vào bản báo cáo thường niên về tình hình thực tế
tự do tôn giáo, tín ngưỡng năm 2023 ở Việt Nam vô trách nhiệm” như vậy!
2. Việt Nam tôn trọng
và luôn có thiện chí với Hoa Kỳ, mong muốn đóng góp, thúc đẩy sự phát triển mối
quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ, vì lợi ích của hai nước,
hai dân tộc. Vì vậy, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ về các vấn đề mà
hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau
về những vấn đề còn khác biệt để cùng tháo gỡ khó khăn vì lợi ích của nhân dân
hai nước, hai dân tộc.
Đáp lại sự cáo buộc
nêu trên, Việt Nam khẳng định rằng, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử sau gần 40 năm đổi mới đất nước, thể hiện ở sự “thay da đổi thịt” về
mọi mặt đời sống xã hội. Trong đó, tự do tôn giáo, tín ngưỡng và mọi hoạt động
của các tổ chức tôn giáo đều đã khởi sắc, luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm,
bảo đảm và thực hiện đúng các điều khoản đã hiến định trong Hiến pháp năm 2013,
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và quy định của pháp luật. Điều đó khẳng
định rằng, ở “Việt Nam, không có ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín
ngưỡng”, “không bao giờ có đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng”. Vì vậy, khi Việt Nam
ứng cử tham gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025
đã đạt sự tín nhiệm và tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao.
Đó là sự thật khách
quan, người nước ngoài đến thăm quan Việt Nam, nhất là nhân viên ngoại giao các
nước đã và đang công tác ở Việt Nam, bằng chính mắt mình và sự kiểm chứng thực
tế, đã thừa nhận tính khách quan của nhận định trên, có những đánh giá tích cực
về sự nỗ lực và tính ưu việt của chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam. Thực tế chứng minh rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang thực hiện nhất
quán chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tôn trọng và bảo đảm các quyền của
con người theo hoặc không theo tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo
bằng pháp luật. Nếu những người hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
đến Việt Nam, sẽ mắt thấy, tai nghe về sự thật đời sống của giáo dân và hoạt
động của các tôn giáo, chắc chắn họ sẽ nhìn khác, sẽ nói khác và báo cáo khác,
đúng sự thật và khách quan những gì đã, đang diễn ra ở Việt Nam, nhất là tính
hiện thực và kết quả của chính sách, các thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm
tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và bảo đảm quyền con người, quyền của phụ nữ,
quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc
thiểu số, những người sinh sống ở vùng sâu, vùng xa.
Ai đó còn băn khoăn,
thắc mắc về nhận định, đánh giá nêu trên thì nên đến Việt Nam, bằng “mắt thấy,
tai nghe” sẽ kiểm chứng sự thật khách quan nêu trên. Dấu ấn nổi bật trong thực
hiện quyền con người đáng ghi nhận là Việt Nam - một trong những quốc gia có
kết nối Internet và hệ thống công nghệ viễn thông hiện đại với độ phổ cập cao
trong khu vực và trên thế giới. Tính đến quý 3 năm 2023, có 78 triệu người Việt
Nam sử dụng Internet, khoảng 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam thường xuyên tham
gia xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước. Thử hỏi công dân
ở nhiều nước được coi là phát triển có được thụ hưởng cái quyền ấy không.
Nhân dân Việt Nam nói
chung, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đã và đang làm hết
sức mình để có những đóng góp tích cực vào lĩnh vực bảo vệ quyền con người
trong công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế
giới. Chúng tôi hy vọng rằng, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần có cái
nhìn công tâm, khách quan và nên chấm dứt ngay những nhận định, đánh giá không
chính xác về tình hình nhân quyền và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đó
là cách tốt nhất để góp phần thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ Đối tác Chiến
lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, vì lợi ích chung của hai nước, hai dân tộc
trong giai đoạn mới./.
Đăng nhận xét