Trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người chiến sỹ cộng sản, nhà lãnh đạo xuất sắc, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn và nghĩa tình đã ngừng đập vào ngày 19/7/2024.
Với 80 năm tuổi đời,
gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm trên cương vị
Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú
Trọng luôn trăn trở, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cùng
với Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt
được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Suốt đời phấn đấu, hy
sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng sinh ngày 14/4/1944, ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Được kết nạp vào Đảng
ngày 19/12/1967, khi vừa 23 tuổi và đang học năm thứ tư Khoa văn Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội, kể từ đó, người đảng viên Nguyễn Phú Trọng đã ý thức rất cao
về sự tu dưỡng, rèn luyện bản thân với một định hướng đẹp và không lay chuyển,
như lời một bài hát, lời thơ mà nhiều lần Tổng Bí thư nhắc đến: “Nếu là hoa hãy
là hoa hướng dương, nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim
cương; nếu là người hãy là người cộng sảnˮ và "Còn một giây, một phút tàn
hơi; Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!.”
57 năm đứng trong hàng
ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối
trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân.
57 năm đứng trong hàng
ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối
trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; trong mọi hoàn cảnh luôn tỏ rõ
bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định Chủ nghĩa Marx-Lenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn,
nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong,
gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện; sâu sát cơ sở, gần gũi với
đồng bào, đồng chí.
Trải qua nhiều cương
vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (từ khóa VII đến khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị (từ khóa
VIII đến khóa XIII), Tổng Bí thư (từ khóa XI đến khóa XIII), Chủ tịch nước (từ
tháng 10/2018 đến tháng 4/2021), Chủ tịch Quốc hội (khóa XI, XII), Tổng Biên
tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung
ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến rất to lớn, quan trọng
cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong 3
nhiệm kỳ qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cống hiến lớn đối với
công cuộc phát triển đất nước, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, thực hiện chiến lược về bảo vệ tổ quốc trong
tình hình mới.
Thế nhưng, là người
sống giản dị, khiêm tốn, mẫu mực và chân thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
trong bài phát biểu khi nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng vẫn chỉ nhận rằng: “tất
cả những gì tôi đã làm là vô cùng nhỏ bé so với công lao giáo dục, rèn luyện
của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đảng viên đi trước; sự cộng tác,
giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của nhân dân, mà trực
tiếp là những cơ quan - nơi tôi từng học tập, công tác và làm việc."
Với những công lao to
lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đảng, Nhà
nước ta đã trao tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất
của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà lý luận, nhà khoa
học xuất sắc của Đảng
Trên cương vị là Tổng
Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo,
cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng sự
đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, tạo được sự thống nhất cao
trong hệ thống chính trị, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt
qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các
lĩnh vực, với những dấu ấn nổi bật, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế của đất nước ngày càng cao, càng bền vững.
Không chỉ là nhà lãnh
đạo tài năng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là nhà lý luận, nhà khoa học
xuất sắc.
Không chỉ là nhà lãnh
đạo tài năng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là nhà lý luận, nhà khoa học
xuất sắc.
Là ngọn cờ lý luận của
Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cống hiến lớn về mặt lý luận, với công
trình dày công nghiên cứu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."
Bằng lập luận chặt
chẽ, phân tích sâu sắc, chắt lọc từ thực tiễn phong phú, đồng chí đã tổng kết
lịch sử phát triển của thế giới đương đại cũng như thực tiễn cách mạng Việt
Nam, từ đó khẳng định một cách khoa học về con đường duy nhất đúng cho sự phát triển
của đất nước - đó là con đường xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Nguyễn Phú
Trọng nhấn mạnh: nhân dân Việt Nam đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng
lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân,
đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước,
vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
là đường lối cơ bản, xuyên suốt của Đảng, là nguyên lý thành công của cách mạng
Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Đi lên chủ
nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu duy nhất đúng để đạt
được tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Ngoài tác phẩm lý luận
lớn này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn có nhiều cống hiến trên các lĩnh vực
lý luận chuyên ngành. Đó là các cuốn sách: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày
càng trong sạch, vững mạnh” (2/2023); "Một số vấn đề về đường lối quân sự,
chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa thời kỳ mới" (7/2023); "Phát huy truyền thống đại đoàn
kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh
phúc" (11/2023); "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao
Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” (11/2023);
“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
(6/2024)…
Các cuốn sách của Tổng
Bí thư đã nhận sự quan tâm đặc biệt và đều được các học giả, nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước và Nhân dân ta đánh giá rất cao, không chỉ do giá trị tư
tưởng và nội dung của tác phẩm, mà một phần chính là bản thân tác giả - một con
người có trí tuệ, có nhân cách và luôn luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng mà
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
Để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng luôn đau đáu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc, một đảng và mỗi
con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay
và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân."
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cũng hiểu rõ rằng Đảng phải biết tự sửa, biết dựa vào dân để chỉnh đốn,
chỉnh đốn là từ bên trên trở xuống. Vì vậy, đồng chí đã trực tiếp làm Tổng Tư
lệnh (Trưởng ban Chỉ đạo) “cuộc chiến” chống tham nhũng, với tinh thần không
khoan nhượng, ai không làm, ai do dự thì đứng sang một bên… và “cuộc chiến” này
đã tạo được niềm tin mạnh mẽ trong Nhân dân.
Là Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất
cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ,
toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá, gắn liền giữa phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động trong
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư khởi xướng và chỉ đạo đã phát
huy hiệu quả, được khẳng định qua thực tiễn, mang lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
“Lò lửa” của Nhân dân
được nhóm lên không chỉ khiến “củi khô,” “củi tươi” đều phải cháy, mà còn có
tác dụng răn đe, suy ngẫm cho cả những ai tay chưa kịp nhúng chàm.
“Cuộc chiến” này có lý
luận, có bài bản. Lý luận đó được thể hiện cơ bản trong tác phẩm “Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và
Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” (2/2023) của đồng chí Tổng Bí thư.
Cuộc chiến này có mục tiêu rõ ràng và nhân tố quyết định là sự lãnh đạo trực
tiếp, chặt chẽ, toàn diện và thường xuyên của Đảng; dựa vào dân, lắng nghe dân.
Đặc biệt là sự gương mẫu, nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì đấu tranh
không ngừng nghỉ, sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động cụ
thể trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của đồng chí.
Nhờ vậy, công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị,
tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
chế độ ta.
Và thực tế minh chứng
một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của
một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất
nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hóa. Luật pháp là sự nghiêm
minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hóa là tâm hồn và
đức hạnh của một dân tộc.
Cuộc đấu tranh chống
tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước,
lối sống văn minh của một quốc gia và công cuộc chấn hưng văn hóa là việc xây
dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.
Người giành được trọn
vẹn “lòng tin” của dân và sống trong “lòng dân”
Ở cương vị nào, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng răn mình, giũa sáng tứ đức “cần, kiệm, liêm,
chính” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã dạy; từng bước trưởng thành và đã
cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân.
Đồng thời, Tổng Bí thư
luôn yêu cầu từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ phải nhận thức đầy đủ, sâu
sắc trách nhiệm của mình, phải toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải
đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của Nhân dân lên trên hết, trước hết; phải
lấy tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là hiệu quả công
tác, uy tín của bản thân và gia đình để làm thước đo chủ yếu; phải trên cơ sở
tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố
trí đúng chỗ, để tạo ra một êkíp, một tập thể cộng sự ăn ý, đoàn kết, thống
nhất, có sức mạnh…
Nhân dân cả nước luôn
dành sự kính trọng, tin tưởng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản
chân chính, một lãnh đạo tài ba, người luôn nhất quán giữa nói và làm, lấy dân
làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, lấy lợi ích của dân làm mục tiêu phấn đấu;
luôn gần dân, sát dân và có một trái tim vô cùng nhân hậu.
Ghi nhận những đóng
góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từng
khẳng định: "Anh là nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa. Tính
cách thì nhân hậu, nhưng quyết liệt, không khoan nhượng trong công cuộc chỉnh
đốn Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch hơn, xứng đáng là “công bộc, là đầy tớ
trung thành của Nhân dân” như Hồ Chủ tịch từng khẳng định."
Xin mượn câu trong tác
phẩm nổi tiếng "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Liên Xô Nikolai
Alekseyevich Ostrovsky để kết bài và là nén tâm hương đến Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng - người đã có những công lao, đóng góp to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc ta: “Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta
đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân!"./.
St
Đăng nhận xét