Nói
đến thành phố Hải Phòng ai cũng nghĩ đến biệt danh “thành phố Cảng”, “thành phố
Hoa phương đỏ”, “thành phố công nghiệp”, nhưng cũng ít người biết đến một biệt
danh khác mà thành phố Hải Phòng cũng được gọi là “thành phố của những cây cầu”.
Có
lẽ Hải Phòng là một trong những địa phương trong cả nước có nhiều cầu nhất cả
về quy mô, giá trị lịch sử, văn hóa.Trong đó, có những cây cầu đã đi
vào lịch sử, thơ ca với những nhịp cầu hằng ngày gánh trên mình bao bước chân người qua, chứng
kiến bao biến đổi thăng trầm của cuộc sống cũng như những bước phát triển mạnh
mẽ của thành phố Hải Phòng với những
cái tên hết sức bình dị, thân thương như: Cầu Rào, cầu Đất, cầu Tre, cầu Quay, cầu Xi Măng…
Với
vị trí địa lý là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, thành phố Hải Phòng là
điểm cuối đổ ra biển của rất nhiều con sông, theo thống kê Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố với tổng
độ dài trên 300 km, với các sông lớn: sông Thái Bình (dài 35km), sông Lạch Tray
(dài 45km), sông Cấm (dài 30km), sông Đá Bạch – Bạch Đằng (dài >32km)…
Như vậy có thể thấy mật độ các cây cầu trên địa bàn thành phố là
khá dày, giai
đoạn 2013 - 2018, thành phố Hải Phòng thi công cầu nhiều nhất trong lịch sử,
thậm chí phá kỷ lục của Việt Nam với gần 20 cây cầu lớn, nhỏ được xây
dựng và hoàn thành.
Những cây cầu này đã kết nối ước mơ của người dân trong khu
vực: Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện (cầu vượt biển lớn nhất Đông Nam Á), cầu Niệm 2,
cầu Đăng, cầu Hàn, cầu Tam Bạc, cầu Vũ Yên 1… đặc biệt là trong năm 2019 thành
phố sẽ khánh thành cầu Hoàng Văn Thụ cây cầu nối trung tâm thành phố hiện tại
với Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm và thành phố đã đề xuất và được Thủ tướng Chính
phủ đồng ý về việc xây dựng cầu Tân Vũ – Lạch Huyện 2 với kinh phí trên 7.000
tỷ đồng.
Dự kiến trong giai đoạn
từ nay đến năm 2030, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục có thêm 30 cây cầu mới. Những
cây cầu không chỉ là huyết mạch quan trọng trong hệ thống giao thông còn mở ra
cơ hội kết nối giao thương, phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng với các
tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và quốc tế.
Đăng nhận xét