Mới đây, nhà báo Ngô Thị Kim Cúc của báo Thanh Niên đã viết trên Facebook cá nhân rằng 13 lãnh đạo cấp ban, phòng của báo này đã bị cho thôi chức "vì không phải là Đảng viên". Những người bị cho thôi chức bao gồm trưởng, phó phòng của các ban Chính trị - Xã hội, Văn nghệ, Giáo dục, Thể thao, Công tác Bạn đọc, Ban Phóng viên Báo Điện tử, Ban Mạng Xã hội, Tòa soạn Tiếng Anh, Phòng Tài vụ và Phòng Quảng cáo.
Kết quả hình ảnh cho báo Thanh Niên
Ngay trong ngày 23/11, nhiều cá nhân chống đối nhanh chóng đăng lại tin này trên Facebook cá nhân. Sau đó, BBC và RFA tiếng Việt cũng khai thác vụ việc. Nhìn chung, các cá nhân này ca ngợi các nhà báo bị cho thôi chức, đồng thời công kích rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận, rằng "Đảng đang làm thay công việc của chính quyền"... Số khác, như bút danh Thường Sơn của Việt Nam Thời báo, viết rằng Đảng đang "giãy chết" nên mới "hoảng loạn" cho thôi chức các cán bộ ở báo Thanh Niên và khai trừ ông Chu Hảo.
Cùng ngày 23/11, trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà cung cấp thêm 2 thông tin về vụ việc này. Thứ nhất, thông tin mà bà Ngô Thị Kim Cúc đưa ra không hoàn toàn chính xác, vì ông Kim Trí là một Đảng viên kỳ cựu. Thứ hai, vụ thôi chức này là kết quả của một quá trình dài 2 năm, chứ không phải do "thình lình úp sọt". Cụ thể, theo quy định của Trung ương Đảng về qui hoạch cán bộ, thì cán bộ từ cấp phó phòng/ban trở lên bắt buộc phải Đảng viên, và họ có 1 đến 2 năm để vào Đảng. Trong 2 năm qua, báo Thanh Niên đã dùng nhiều biện pháp để vận động cán bộ, công nhân viên đi học trung cấp chính trị và cảm tình Đảng, nhưng 13 cán bộ vừa nêu tự nguyện không vào Đảng vì nhiều lý do.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, vì những cán bộ vừa bị cho thôi chức vẫn tiếp tục làm báo, và làm ngay trong tòa soạn báo Thanh Niên, còn quá sớm để kết luận rằng vụ việc này cho thấy Việt Nam "không có tự do ngôn luận".
Thứ hai, vì các thay đổi nhân sự vừa nêu đến từ quyết định nội bộ trong tòa soạn, chứ không phải quyết định của cơ quan quản lý, không thể nói rằng trong vụ việc này "Đảng đang làm thay Nhà nước". Trong thực tế, vì báo Thanh Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên, một tổ chức do Đảng Cộng sản thành lập, Đảng có quyền gia tăng sự lãnh đạo của mình đối với tòa soạn báo Thanh Niên. Để trở thành lãnh đạo trong tòa báo, nội quy đã ghi rõ phải là đảng viên và họ đã có thời gian để phấn đấu, đảm bảo các tiêu chuẩn bắt buộc này nhưng đã không thực hiện được. Nếu các cán bộ vừa thôi chức muốn tiếp tục làm công việc quản lý của mình, họ có thể làm cho một báo khác không liên quan đến Đảng.

Đăng nhận xét

 
Top