Thời gian qua, việc các cá nhân và tổ
chức sở hữu thiết bị bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ đặc biệt
là thiết bị điều khiển xa (UAV, Dorne, Flycam) được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực của đời sống, xã hội như: Quay phim, chụp ảnh từ trên cao phục vụ
thông tin truyền thông, giải trí, nghiên cứu khoa học... Để quản lý các
hoạt động trên ngày 28/3/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
Tuy nhiên, thực thế vừa qua cho thấy
việc quản lý của các cơ quan chức năng đối với thiết bị bay không người lái và
phương tiện bay siêu nhẹ vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng trong việc cấp phép,
quản lý, xử lý các trường hợp vi phạm; bên cạnh đó, việc các cá nhân, tổ chức
nhập khẩu, mua bán, sử dụng vẫn còn phổ biến, dễ dàng; đối với các thiết bị khi
bay ở tầm cao thì rất khó quan sát, phát hiện người điều khiển ở dưới mặt đất…
do đó rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, sử dụng vào các hoạt động vi phạm
pháp luật như: Khủng bố, gây hại, thu thập thông tin ở những khu vực cấm, rải
truyền đơn… sau đó tán phát, lan truyền trên các trang mạng xã hội để tuyên
truyền, kích động gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.
Việt Nam chúng ta tuy chưa xảy ra các
vụ việc như trên, nhưng tại một số nước đã xảy ra một số vụ việc các đối tượng
khủng bố sử dụng thiết bị bay không người lái để tấn công, khủng bố như vụ việc
xảy ra vào ngày 04/8/2018, một máy bay không người lái (drone) gắn chất nổ đã
thực hiện vụ ám sát hụt Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, khi ông đang phát
biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 81 của lực lượng Vệ binh quốc gia ở thủ đô Caracas
và 09 ngày trước đó, những kẻ khủng bố đã điều khiển một Drone mang theo
chất nổ tấn công vào sân bay quốc tế Abu Dhabi, thủ đô UAE...
Tại Việt Nam, hằng năm diễn ra hàng trăm sự kiện chính trị
lớn (hội nghị, hội thảo quốc tế, khai trương, khánh thành, động
thổ nhiều công trình dự án trọng điểm…. có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, khách quốc tế và đông đảo người dân) và có sử dụng các thiết bị
bay không người lái để ghi hình phục vụ công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, qua
công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng cho thấy vẫn còn một số cá
nhân, đơn vị nhận thức vẫn còn hạn chế, chưa nắm hết quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng những thiết bị này, mặt khác trình tự, thủ tục xin được cấp
phép bay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập… nên nhiều trường hợp đã sử dụng các
thiết bị bay không xin phép và được cấp có thẩm quyền (Cục tác chiến - Bộ Tổng
tham mưu, Bộ Quốc phòng) cấp phép bay, qua đó rất dễ bị các đối tượng lợi dụng,
sử dụng vào những mục đích xấu, phá hoại và các cơ quan chức năng mới giám sát,
phát hiện bằng phương pháp thủ công (quan sát bằng mắt thường) và nhắc nhở, yêu
cầu người sử dụng thu hồi, hạ các thiết bị bay không người lái xuống.
Để kiểm soát và khống chế các thiết bị bay không người lái,
không để các đối tượng xấu lợi dụng vào việc thực hiện mục đích phá hoại, xâm
phạm an ninh quốc gia, vừa qua Học viện Kỹ thuật Quân sự đã giới thiệu thiết bị
áp chế phương tiện bay không người lái mang tên CA18 do nhóm nghiên cứu thuộc
bộ môn tác chiến điện tử của HVKTQS tự thiết kế và chế tạo.
Thiết bị có
trọng lượng chiến đấu khoảng 12kg, hoạt động áp chế ở ba dải tần gồm: dải GPS,
dải điều khiển và dải truyền dữ liệu số; đồng thời có thể quan sát và phạm vị áp
chế tối đa 500m và còn được tích hợp thêm cả thiết bị ngắm bắn điện tử...
Trong các tình huống cụ thể CA18 có
thể sử dụng để buộc hạ cánh và thu giữ Drone, Flycam buộc chúng bay về vị trị
xuất phát để phát hiện đối tượng điều khiển bên dưới mặt đất. Chặn mục tiêu bay
không cho bay vào mục tiêu đang được bảo vệ hoặc vùng cấm bay xung quanh mục
tiêu cần bảo vệ. Trong một số điều kiện, CA18 còn có thể chế áp cùng lúc nhiều
mục tiêu bay trên một hướng…
Đăng nhận xét