Trên trang fanpage chính thức của Nhà xuất bản Tự Do có viết:
“Chúng tôi hoạt động độc lập, với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Những ấn phẩm này được phát hành thông qua hình thức bán và cho tặng miễn phí.”
Như vậy có thể thấy rõ, cái gọi là “Nhà xuất bản Tự do” mà “không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam” là một tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật, không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đặc biệt nguy hiểm hơn, đây còn là nơi tàng trữ, tán phát các tài liệu có nội dung vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương Tây; cũng như thực hiện các hoạt động bảo kê, dung dưỡng cho các đối tượng chống phá nhà nước. Hoạt động phát hành một loạt các tác phẩm phản động xuyên tạc, bôi xấu hình ảnh đất nước Việt Nam của zân chủ Phạm Đoan Trang do Nhà xuất bản này thực hiện thời gian qua chính là một ví dụ điển hình.
Cuốn sách được Nhà xuất bản Tự Do tập trung truyền thông nhất chính là Chính trị bình dân của Phạm Đoan Trang. Tuy nhiên, đây lại là cuốn sách vi phạm bản quyền trắng trợn. Cụ thể, Phạm Đoan Trang đã sử dụng bài viết “Phụ nữ, phượt hay không phượt” của nhà báo An Xinh Trương mà không xin phép. Đến khi nhà báo An Xinh Trương liên hệ thì Đoan Trang lại mượn cớ “bị giam lỏng” để thoái thác trách nhiệm. Trên facebook cá nhân, An Xinh Trương đã “vạch mặt” Đoan Trang với hành động tính toán chiêu trò marketing:
“Nếu Trang làm thế này để buộc mình phải PR cho sách của Trang, thì mình nghĩ với tư cách bạn bè, nhờ mình 1 câu, mình thiếu gì cách Pr khéo léo mà không cần in bài mình ahihi ví dụ thế. Còn Trang đã tự ý kéo mình vào , thì mình nghĩ thật ra Trang đâu có coi mình là bạn!
Trang rất thông minh, Trang chọn mình vì mình có ảnh hưởng 1 chút, vì mình ở thị trường VN, và Trang chọn bài không liên quan để nếu mình có be be lên thì mình sẽ an toàn, hơn nữa Trang biết chắc mình sẽ an toàn vì những gì mình đăng trên fb từ trước tới nay đều đã được “ngó đến” và xếp vào loại “vô hại”.
Nhưng nói gì nói, mình không chấp nhận sự tính toán này của Trang.”
Trước phản ứng ấy của An Xinh Trương, Đoan Trang mượn cớ bị “giam lỏng” để không thừa nhận hành vi vi phạm bản quyền của mình. Tuy nhiên, trong thời gian bị “giam lỏng”, Đoan Trang vẫn update facebook cá nhân liên tục, và tất nhiên, vẫn bán sách Chính trị bình dân như thường.
Như vậy, xét về mặt luật xuất bản, Nhà xuất bản Tự Do không có quyền xuất bản và phát hành sách. Xét về luật sở hữu trí tuệ, các sách của Phạm Đoan Trang phải bị thu hồi vì hành vi vi phạm bản quyền trầm trọng. Nhưng trên thực tế, cho đến nay, cuốn sách vẫn có mặt trên thị trường, và Nhà xuất bản Tự Do thì vẫn công khai hoạt động.
Chính những điều này khiến các cơ quan chức năng phải “sờ gáy” đến hoạt động của Nhà xuất bản Tự do, trước mắt là việc can thiệp khóa một chiều ba tài khoản ngân hàng của nhà xuất bản không phép này. Xem thêm tại đây.
Xin được nói thêm về cuốn sách Chính trị bình dân. Đây là cuốn sách trình bày những vấn đề thể hiện một thái độ thù hận với cái nhìn lệch lạc, mù quáng, suy diễn vô căn cứ tình hình Việt Nam; kêu gọi đa nguyên, đa đảng nhằm hình thành các tổ chức đối lập ở Việt Nam nhằm tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây rối loạn chính trị, bất ổn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó luôn được đám zận chủ ra sức tuyên truyền và cổ súy, ca ngợi như là một tác phẩm có giá trị thời đại. Thật sự là rất lố bịch.
Rõ ràng, khẩu hiệu “lan tỏa tri thức, tự do thông tin” của Nhà xuất bản Tự do rất mập mờ và ám muội, nếu không muốn nói thẳng đó là “treo đầu dê, bán thịt chó”. Những sản phẩm được mang cái tên mỹ miều “lan tỏa tri thức” như Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực thực chất là tài liệu tuyên truyền chống phá chính quyền, lan tỏa những ý tưởng bóp méo sự thật, kích động người dân nổi dậy của Phạm Đoan Trang. “Tri thức” trong các sách của Nhà xuất bản Tự Do thực chất không phải là kho tàng kiến thức về chính trị- xã hội, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật... của nhân loại, mà đơn giản chỉ là những ý tưởng phản kháng bạo loạn ẩn sau ngôn từ “bình dân”, “phi bạo lực”.
Và chắc chắn rằng trong thời gian tới, để ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm mà cái gọi là Nhà xuất bản Tự do có thể gây ra cho xã hội, các cơ quan chức năng sẽ còn áp dụng những biện pháp cứng rắn và quyết liệt hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc khóa tài khoản ngân hàng đâu./.
DT
Đăng nhận xét